TẢN
MẠN HẬU GIÁNG SINH 2018
1.
Viếng
thăm.
Phúc Âm của chúa nhật 4 mùa vọng
năm nay đã tường thuật việc Đức Mẹ Ma-ri-a sau khi được sứ thần truyền tin thì
vội vã đi thăm chị họ mình là bà Ê-li-sa-bét, sự thăm viếng này có 2 mục đích: đem
Chúa đến và phục vụ.
Từ
đoạn Tin Mừng này tôi nghĩ đến những lần thăm viếng của một vài mục tử với giáo
dân, thái độ thăm viếng của các ngài có là thăm viếng chân thành như vị mục tử
đi thăm chiên của mình, hay như ông chủ đến thăm đầy tớ ? Nhưng phần nhiều là với
thái độ của ông chủ, bởi vì chỉ thăm hỏi qua loa rồi vội vã đi về vì lý do còn
bận nhiều việc ở nhà chưa làm xong !
Giáng
sinh năm nay, có một vài anh chị em công nhân lao động ở cộng đoàn Việt Nam do
tôi phụ trách đã nói với tôi là ở quê nhà cha sở đi từng gia đình kêu gọi mọi
người đóng góp -những giáo dân giàu có và những gia đình có con em đi lao động
nước ngoài- ủng hộ tiền để chuẩn bị cho hang đá thật hoành tráng mà các ngài đã
lên kế hoạch, và hang đá thật hoành tráng thì tốn rất nhiều tiền bạc và công sức
của giáo dân. Mọi người trầm trồ khen ngợi cha sở tài giỏi biết kiếm tiền, biết
thiết kế công trình hang đá đẹp hoành tráng hơn tất cả các giáo xứ trong hạt...Nhưng
ngài không thấy hay quên đi, hay nghĩ phớt qua là Đức Chúa Giê-su chỉ muốn sinh
ra trong tâm hồn của con người, chứ không muốn ở trong những hang đá hoành tráng
do cha sở làm ra với tiền lao động đầy mồ hôi và nước mắt của giáo dân...
2.
Nhà
thờ hay công viên giải trí.
Hình
như mỗi năm thì phần đông các nhà thờ làm hang đá càng hoành tráng, thi đua nhau
để làm hang đá từ trong nhà thờ ra đến ngoài nhà thờ. Năm nay cũng vậy, các giáo
xứ có “máu mặt” vì tức tiếng gáy mà nổi lên phong trào làm hang đá cho hoành tráng,
có giáo xứ tốn cả vài chục triệu để làm hang đá phải đẹp hơn hang đá của nhà thờ
bên cạnh..
Ngày
lễ Giáng Sinh, người ta đi coi hang đá hơn là đi dự thánh lễ, có một vài giáo xứ
bên trong nhà thờ thì cử hành thánh lễ, đồng thời bên ngoài nhà thờ người ta đua
nhau chụp hình, nam nữ ôm nhau xẻo nẹo, hôn hít chụp hình kỷ niệm. Nhà thờ đã
biến thành công viên vui chơi giải trí và người ta không còn phân biệt công viên
với nhà thờ, người ta càng chụp hình thì cha sở mặt mày tươi rói vì mình thiết
kế hang đá đẹp và được khen tặng là cha sở quá giỏi.
Có
những giáo xứ đã biến bên trong nhà thờ thành công viên và hơn cả công viên với
đủ thứ đèn màu xanh đỏ chớp chớp lung linh, và hình như những người đến tham dự
thánh lễ đều có tâm trạng không vui khi dự thánh lễ, bởi vì nhà thờ đã thành tục
hóa bởi có cha sở muốn chơi nổi đem cả dàn kèn trống xập xình như nhạc sống
trong thánh lễ. Sự cám dỗ tục hóa đã thành công nơi một vài giáo xứ khi cha sở
chỉ chuộng hình thức bên ngoài mà không chăm chút đời sống nội tâm. Có giáo dân
đã nói: muốn biết cha sở có đời sống nội tâm hay không thì coi hang đá của ngài
làm.
Có
một thời vì để các bạn trẻ công giáo không đi dự lễ giáng sinh trong nhà thờ, nên
người ta bèn dựng ngay một sân khấu hoành tráng bên cạnh nhà thờ với những trò
vui chơi giải trí để thu hút các bạn trẻ đến chơi hơn là đi lễ.
Bây
giờ thì có những nơi cha sở là những mục tử đã biến nhà thờ thành công viên với
những màn trang trí rất đẹp nổi trội nhưng vô bổ cho đời sống tâm linh, không làm
cho giáo dân suy niệm về mầu nhiệm giáng thế của Đức Chúa Giê-su, và càng không
làm cho giáo dân thấy sự khó nghèo của Ngài trong nơi máng cỏ hang lừa, bởi vì
chỗ linh thiêng nhất chính là nhà thờ, cung thánh, là nhà tạm, nhưng có một vài
mục tử đã “bứng” Chúa đi để biến cung thánh thành sân khấu với những đèn màu nhấp
nháy hơn cả phòng trà ca nhạc và ca múa nhạc kịch thứ thiệt ngoài đời...
Người
ta viện cớ lễ giáng sinh là dịp để truyền giáo, vậy mà bên cạnh nhà thờ có rất
nhiều người chưa biết Chúa là ai cả dù năm nào cũng có lễ giáng sinh; người ta
nói lễ giáng sinh là phải vui mừng nhảy múa, cho nên đã biến cung thánh làm sân
khấu hoành tráng tục hóa hơn cả sân khấu chuyên nghiệp ngoài xã hội; người ta nói
lễ giáng sinh là phải làm cho hoành tráng, là biểu hiện tài năng của cha sở, nhưng
trong giáo xứ người nghèo đói và trẻ em thất học còn nhiều...
3. Máng cỏ Bê-lem và máng cỏ tâm hồn.
Máng
cỏ Bê lem rất đơn sơ, đơn giàn chỉ là cái máng cho lừa bò ăn, nhưng nó được diễm
phúc được làm nôi cho Con Chúa Trời nằm trong mùa đông tuyết lạnh, từ máng cỏ
thấp hèn ấy tỏa lan một hơi ấm làm cho tâm hồn của các mục đồng như nóng lên vì
tình yêu của Thiên Chúa, và họ đã thờ lạy Hài Nhi với tâm hồn yêu mến và tin kính.
Họ đã mở lòng ra cho Đức Chúa Giê-su sinh ra trong tâm hồn của họ.
Với
thân phận con người, Đức Chúa Giê-su sinh ra nơi máng cỏ Bê-lem, nhưng với thiên
tính Thiên Chúa, Đức Chúa Giê-su thích sinh ra trong tâm hồn của những ai thành
tâm đón nhận Ngài, nơi những con người nghèo khổ bất hạnh. Chắc chắn Đức Chúa
Giê-su không thích sinh ra nơi những hang đá do con người làm ra, khi mà những hang
đá ấy làm mất đi ý nghĩa mầu nhiệm giáng sinh làm người của Ngài, mà mầu nhiệm
giáng sinh chính là làm nổi bật sự nghèo khó, khiêm hạ và vâng phục của Chúa.
-
Ước gì mỗi dịp lễ giáng sinh là các mục tử biết chỉ
cho giáo dân của mình thấy máng cỏ đích thực mà Đức Chúa Giê-su yêu thích nhất
là tâm hồn của họ.
-
Ước gì mỗi dịp lễ giáng sinh đến thì các mục tử đừng đuổi
Chúa ra khỏi đàn chiên, và đừng đuổi chiên ra khỏi chuồng chiên vì cách nghĩ “phải
làm cho thật hoành tráng” của mình.
-
Ước gì các mục tử đừng bận tâm quá nhiều về việc chuẩn
bị làm hang đá cho hoành tráng, mà nên chú trọng và bận tâm vào việc chia sẻ và
đồng hành với những giáo dân nguội lạnh lòng mến và yếu đuối trong đức tin nơi
giáo xứ của mình.
-
Ước gì mỗi dịp lễ giáng sinh thì giáo dân được hạnh phúc
nhìn thấy vị mục tử của mình là Chúa Ki-tô thứ hai với đức tính hiền lành, yêu
thương và khiêm tốn.
4. Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta.
Mỗi
dịp giáng sinh về, chúng ta làm hang đá cho thật đẹp, tốn bao nhiêu tiền của cũng
không tiếc, nhưng chúng ta chưa một lần nào nhìn thấy Đức Chúa Giê-su bằng xương
bằng thịt, rồi chúng ta làm một hoặc hai cái hang đá thật lớn đầy ánh sao điện
tử, đầy những dây kim tuyến rực rỡ màu sắc, đầy những bóng đèn lấp lánh, rồi ép
Đức Chúa Giê-su nằm trong hang đá lộng lẫy ấy...
Ngài
đã làm người và ở giữa chúng ta chứ không phải ở trong hang đá, Ngài ở đâu mà
chúng ta tìm không thấy ? Thánh Gioan tông đồ quả quyết rằng Ngài đang ở giữa
chúng ta, chúng ta có thể nghe tiếng Ngài, đụng chạm đến tay Ngài và thấy Ngài
(1 Ga 1-2). Ngài chính là những người mà chúng ta đang gặp gỡ hằng ngày; Ngài
chính là người mà chúng ta mới ngày hôm qua chửi như tát nước vào mặt họ; Ngài
chính là những em bé đang ngủ co ro dưới gầm cầu, là những cụ gia đi kiếm miếng
ăn nơi đống rác...Chính Đức Chúa Giê-su đang hiện diện giữa chúng ta, đồng hành
với chúng ta, gặp mặt chúng ta hằng ngày mà chúng ta không nhận ra Ngài...
Lễ
giáng sinh là dịp để cho chúng ta lại một lần nữa sống mầu nhiệm giáng thế của Đức
Chúa Giê-su, tức là để chúng ta tìm gặp Ngài nơi anh chị em của chúng ta, chứ
không phải làm hang đá thật hoành tráng, thật tốn kém để thỏa mãn tính kiêu ngạo
và ham danh của chúng ta, để rồi chúng ta chiêm ngắm những hang đá vô hồn đó dù
là nhiều ánh đèn chớp sống động, tại sao vậy ?
Thưa,
là vì Đức Chúa Giê-su không bao giờ thích sinh ra nơi những tác phẩm của những
người chỉ biết khoe khoang, kiêu ngạo và ích kỷ...
“Vinh
danh Thiên Chúa trên trời,
bình
an dưới thế cho loài người Chúa thương”
27/12/2018
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.