94. NĂM MƯƠI VẪN CÒN NGU
Có một người dân quê được làm sai dịch ở quan phủ, đi
hỏi các vị tiền bối về điều lệ của luật hình sự.
Lão tiền bối giới thiệu các loại hình phạt như cây roi
(để đánh), cây côn (để hèo), rồi nói:
-
“Dùng cây gai nhỏ đánh từ mười đến năm mươi roi gọi là
“roi笞”; dùng cây gai lớn mà đánh từ sáu mươi đến một trăm
thì gọi là “trượng...”
Người dân quê ấy rất lấy làm kinh ngạc, nói:
-
“Tôi không tin, lẽ nào đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu痴 [1] không biết gì sao ?
(Giải
Uẩn thiên)
Suy
tư 94:
Không ai đến năm mươi tuổi rồi mà vẫn con ngu ngơ, nếu
có chăng nữa thì họ là những người bệnh hoạn. Nhưng thời nay và thời trước cũng
vẫn có những người đến năm mươi sáu mươi tuổi rồi mà vẫn còn ngu ngơ, đó là những
người kiêu ngạo, luôn đặt mình làm trung tâm của mọi người; là những người luôn
lấy chức quyền để áp đặt chuyện này chuyện nọ cho người khác mà không hỏi ý kiến
của họ...
Không hiểu thì hỏi đó là chuyện thường tình của người
ham học hỏi và cầu tiến, đó cũng là luật bất thành văn của người khiêm tốn vậy.
Có người đến năm mươi tuổi vẫn còn ngu ngơ vì đã tự
cho mình đầy đủ rồi, họ chưa trưởng thành; có người đến năm mươi tuổi vẫn còn
ngu ngơ vì họ quá tin tưởng vào khả năng của mình; có người đến năm mươi tuổi vẫn
còn ngu ngơ vì họ uống rượu như uống nước lã nên đầu óc không còn sáng suốt nữa.
Đến năm mươi tuổi vẫn con ngu ngơ thì vừa tội nghiệp vừa
đáng sợ...
[1] Chữ “roi笞” phát
âm tiếng Hoa giống như chữ “ngu痴”, đồng âm khác nghĩa.”