47.
CÕNG CHỒNG MÀ CHẠY
Ở
quận nọ có một tòng sự, hoàn toàn không biết tí gì về ngữ pháp trong văn
chương, nhưng thường ứng dụng tầm bậy luật pháp để phán đoán.
Một
ngày nọ, có một hòa thựơng ra lệnh cho đồ đệ xay bột, nhưng tên đệ tử ấy lại lấy
bột đã xay và trấu cám rồi chạy trốn, hòa thượng bắt hắn lại và đem lên quan phủ
cáo tội.
Ông
quan tòng sự ấy đoán án, nói:
-
“Tội tên đệ tử này là phải đi lưu đày”.
Tên
đệ tử ấy vội vàng nói:
-
“Tội của con không đến nỗi lớn như thế”.
Tòng
sự nổi giận nói:
-
“Mày không nên cõng chồng﹝背夫﹞[1] mà bỏ
chạy”.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư
47:
Thời
nay có những ông quan địa phương không biết viết gì cả ngoài việc chỉ biết ký
tên của mình nên dân khổ; ngày nay còn có những ông quan làm việc ở chỗ chuyên
ngành nhưng không biết tí gì về chuyên môn, nên làm nghèo đất nước; thời nay có
những giám đốc vì thời thế mà ăn nên làm ra nên mặc sức khoe khoang, nhưng khi
vỡ nợ thì không chứng minh được sự hiểu biết luật pháp của mình; thời nay cũng
có những người chỉ biết cái bảng hiệu bộ này bộ nọ, nhưng không biết nó có chức
năng gì, vì cái gì cũng do trên sắp xếp và ở dưới làm rồi, thế là họ càng làm
cho đất nước thêm lạc hậu...
Ông quan tòng sự không hiểu luật pháp mà
được quyền xét xử nên người dân khổ và ta thán vì tội nhẹ ông làm cho nặng, tôi
nặng ông làm cho nhẹ...
Quan đời mà như thế, thì “quan” đạo phải
làm ngược lại là biết mình ở đâu và đang làm chức vụ gì: làm cha sở thì hết
lòng vì đàn chiên và làm gương sáng cho giáo dân; làm thầy dạy thì tận tâm đem
kiến thức và đời sống đạo đức dạy người khác; làm dì phước thì phải sống khiêm
tốn và phục vụ với nụ cười vui vẻ trên môi, đó chính là điều mà Đức Chúa Giê-su
mong nuốn nơi các môn đệ của Ngài vậy.
Làm việc gì thì phải hiểu việc ấy thì hiệu
quả mới tốt và năng suất mới cao.
[1] 夫 đọc là “fu” nghĩa là chồng,
đồng âm với 麩
cũng đọc là “fu” nghĩa là trấu, đáng lý ra phải nói: cõng trấu mà chạy, chứ
không nói cõng chồng mà chạy, ông tòng sự phát âm không chuẩn.