34.
ĐẠP BẸP HỒ LÔ
Có một
quán rượu đưa ra quy định như sau: phàm khách đến mua rượu hoặc uống rượu, chỉ
cần nói rượu chua thì sẽ bị chủ quán cột lại dưới gốc cây và trừng phạt.
Một hôm,
có một đạo sĩ vác cái hồ lô to tổ bố vào tiệm rượu, nhìn thấy có người bị cột
dưới gốc cây thì hỏi tại sao như vậy. Chủ quán trả lời:
-
“Hắn ta hại tôi, nói là rượu của tôi
chua nên bị phạt.”
Đạo sĩ nói:
-
“Xin đưa tôi một ly uống thử xem sao
?”
Chủ tiệm đến
rót rượu, đạo sĩ uống một miếng và vội vàng chạy khỏi, chủ quán vì không nghe đạo
sĩ nói rượu chua nên rất phấn khởi, liên nói lớn:
-
“Ngài quên cái hồ lô rồi.”
Đạo sĩ vừa
chạy vừa nói:
-
“Ta không cần, ta không cần, ông giữ
lại đạp bẹp nó làm bảng hiệu bán giấm !”
(Tiếu Đắc
Hảo)
Suy tư 34:
Thời nay các cửa hàng quốc doanh thường
nói khách hàng là thượng đế, nhưng khi khách hàng hỏi mua lượng giá thì bị nhân
viên bán hàng mắng như tát nước vào mặt thượng đế; thời nay người ta cạnh tranh
nhau để moi tiền của thượng đế, nhưng khi thượng đế phê bình hàng hóa không tốt
và cung cách phục vụ của nhân viên bán hàng chưa lịch sự, thì bị các bảo vệ có
tính cô hồn dập vào mặt thượng đế.
Không
phải khách hàng là thượng đế, nhưng túi tiền của khách hàng mới là thượng đế;
không phải người ta vì thượng đế mà phục vụ, nhưng vì túi tiền của thượng đế mà
phục vụ.
Người
Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng họ nhìn thấy thượng đế là Đức
Chúa Giê-su trong con người của khách hàng, nên phục vụ họ với thái độ yêu
thương và hòa nhã; người Ki-tô hữu không gọi khách hàng là thượng đế, nhưng vẫn
cứ phục vụ họ cách vui vẻ ân cần, vì họ -khách hàng- là anh em chị em của họ
trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô…
Bắt
khách trói dưới gốc cây chỉ vì khách chê rượu của mình chua là hành động của kẻ
gian ác, cô hồn; đạo sĩ bỏ chạy lập tức quên cả hồ lô khi nếm rượu, là người
khôn ngoan biết hậu quả giữa chữ “chua” và chữ “giấm” thì khác nhau rất xa…
Người
Ki-tô hữu càng khôn ngoan hơn khi hiểu rõ hậu quả giữa chữ thật và chữ nịnh thì
khác nhau xa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)