CÓ ĐUÔI SỢ BỊ GIẾT
Ngải Tử trôi nổi trên biển, tối
lại tấp vào một hòn đảo, nghe thấy phía dưới nước có tiếng khóc, thế là chú ý để
nghe.
Âm thanh ấy nói:
-
“Hôm qua long vương
hạ lệnh, tất cả các loài thủy tộc hể ai có đuôi là bị chém đầu, tôi là cá sấu (ở
vùng Dương Tử), cho nên sợ chém đầu mà khóc, còn cóc nhái các anh lại không có
đuôi, sao lại khóc theo ?”
Một giọng khác trả lời:
-
“Hôm nay tôi may mắn
là không có đuôi, chỉ sợ họ điều tra ra sự việc khi tôi còn là nòng nọc thì cũng
có đuôi ấy mà !”
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư:
Điều tra đến ba, bốn đời của một
lý lịch là chuyện thường tình của người đời, của các quốc gia, vì sự an nguy của
tổ chức và tổ quốc, không có chi là lạ.
Cái lạ và nguy hiểm chính là cứ
nhìn cái sai lầm hôm qua của người anh em chị em để rồi cứ thế mà phán: nó xấu-
mặc dù người anh em nổ lực cải thiện cuộc sống của họ.
Khi một con người đã quyết tâm
hối cải, đã làm hòa với Thiên Chúa, thì Ngài không nhìn cái hôm qua của người ấy
–dù cho đó là một trọng tội- mà chỉ nhìn cái hiện tại của họ làm mà thôi, bởi
vì cái hôm qua đã trở thành quá khứ, không ai đào mả của người đã chết để tìm lại
nét thanh xuân của họ.
Cũng vậy, Thiên Chúa đã không
“điều tra” ba bốn đời của chúng ta để phạt, vậy thì tại sao chúng ta cứ nhớ mãi
cái khuyết điểm hôm qua hôm kia của anh chị em chúng ta chứ ?
Có phải là chúng ta bất công với
Thiên Chúa, hay chúng ta muốn làm quan tòa xét xử tha nhân khi chúng ta có một
cái đuôi (tội lỗi) dài và lớn hơn cả đuôi cá sấu ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư