LÀM THƠ GIẢI SẦU DƯỚI TUYẾT
Tống Triết Tôn vào cuối năm bổng
nhiên nổi lên giận dữ, những người phục vụ không biết làm thế nào để cho ông ta
vui vẻ phấn khởi, chỉ có cách là đi lại với các sứ thần của các nước xin họ làm
thơ, để dâng cho Triết Tôn giải buồn.
Một ngày nọ tuyết rơi rất nhiều,
lại đi hỏi người nhà hôm nay có tác phẩm nào mới, có một sứ thần vừa mới làm được
hai câu thơ: “Ai đem lông ngỗng tảo khắp
trời, ngọc hoàng đại đế đi buôn muối”, liền vội vàng đem dâng cho Triết
Tôn.
Hoàng đế vừa xem, quả nhiên cười
rất lớn.
(Phủ Chưởng lục)
Suy tư:
Nói hoàng đế đi buôn muối mà
hoàng đế lại cười ha ha chứ không giận dữ thì đúng là vị hoàng đế bình dân
thích hài hước và gần gủi tha nhân, mặc dù hoàng đế không có học qua khoá tu đức
này hay tham dự khoá linh thao nọ...
Không ai học tu đức nhiều cho
bằng các linh mục, cũng không ai hiểu biết linh thao cho bằng các tu sĩ nam nữ,
nhưng có một số trong các vị đó sống rất...xa tu đức, bởi vì có giáo dân thấy
cha sở của mình thì “lủi” đi chỗ khác không muốn chạm mặt; có người không bao
giờ đến nhà xứ nơi cha sở ở nếu không có việc liên quan đến các bí tích ! Lí do
rất dễ hiểu, đó là vì có một số các ngài quá “quan liêu” trong cách sống và quá
kiêu căng trong cách đối xử với tha nhân.
Tôi còn nhớ một câu nói của một
linh mục lớn tuổi nọ đã nói với tôi: “Ông
cha thì gỏ ba búa, ông thầy bà sơ thì gỏ hai búa, giáo dân thì gỏ một búa”.
Ý của vị linh mục này nói là cứng cổ nhất là các linh mục, cứng cổ thứ nhì là
các tu sĩ nam nữ, cứng cổ thứ ba và cũng là cuối hết là các giáo dân. Như vậy,
xét cho cùng thì giáo dân là những người tuy không học tu đức và linh thao,
nhưng đã sống rất gần gủi với ơn gọi nên thánh của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư