KHEN CON MÌNH MÀ NGHI HÀNG XÓM
Ở nước Tống có một nhà giàu,
vì trời mưa nên kho chứa tài sản bị hư hại.
Đứa con của nhà giàu nói: “Mau xây dựng lại kho chứa bằng không thì sẽ
bị mất cắp”.
Ông già bên hàng xóm cũng nói
như thế.
Đêm xuống, quả nhiên gia đình
người giàu có này bị mất hết tài sản qúy báu, nhưng ông phú hộ này cho rằng đứa
con trai thấy và biết trước, rất là thông minh, và nghi rằng ông già hàng xóm
cũng có dính líu đến ăn trộm.
( Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Người ta thường nói: “làm ơn mắc
oán”, thật đúng không sai, bởi vì bình thường mình không thể nhìn thấy những
khuyết điểm của mình được, nhưng người khách quan thì nhìn thấy rõ ràng, họ có
hai thái độ khác nhau: một là chỉ cho ta thấy khuyết điểm của mình, đây là thái
độ của người thân tín hoặc người tính tình thẳn thắng; hai là bàng quan không
thèm góp ý, nhắc nhở mình, đây là thái độ của người xa lạ.
Mà chúng ta thì thường oán trách
người nhắc nhở chúng ta nhiều lần, và đôi lúc cho rằng người đó vì ganh tức mà
đặt điều nói xấu mình! Và ngược lại, chúng ta dễ dàng thân cận với những người
bàng quan với những sai lầm của mình, nên dễ sinh ra sự lợi dụng và hiểu lầm.
“ Người
chê ta mà chê đúng, là bạn của ta, người khen ta mà khen sai, là kẻ thù của
ta”,
thật đúng vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư