TỪ TỪ ĐẾN CẢNH ĐẸP
Cố Trường Khang ăn chuối tiêu,
luôn ăn phần trên trái chuối trước, rồi sau đó mới từ từ ăn phần dưới, có người
hỏi ông ta tại sao ăn như thế, ông ta trả lời
- “Ăn như vậy gọi là từ từ đi đến cảnh đẹp”.
(Hài
cự lục)
Suy tư:
Cái “từ từ” thường gây cho người
ta nhiều ấn tượng và thích thú: đi dạo chơi trong rừng từ đám rừng này đến đám
rừng nọ luôn có những cảm giác khác nhau, cảnh sắc khác nhau, làm cho chúng ta
thêm phấn khởi; coi một bộ phim với nhiều tình tiết ly kì hấp dẫn, làm cho
chúng ta hồi hộp, phấn chấn, hỉ nộ sân si đều từ từ bộc lộ...
Nhưng cũng có cái “từ từ” làm
cho người ta kinh hoàng: từ từ chết với mũi thuốc ân huệ, chết êm ái, kinh
hoàng khi thấy mình sẽ từ từ chết đói trong tù...
Không phải lập tức mà người ta
phạm tội trọng, nhưng kinh qua nhiều lần phạm tội nhẹ rồi từ từ dẫn đến tội trọng,
đến lúc này thì chỉ có nước mà chết thật.
“Từ từ” chỉ là hai chữ mà
thôi, nhưng nó có thể làm cho con người ta trở nên tốt: từ từ mà làm, đừng vội;
từ từ mà học, đừng nôn nóng, cái “từ từ” này sẽ đưa con người ta đến cảnh đẹp.
Và cũng chính nó -“từ từ”- đã làm cho con người ta nên xấu: từ từ rồi hối cải,
từ từ rồi đi xưng tội, từ từ rồi làm hòa, từ từ rồi đi lễ, cái “từ từ” này sẽ
đưa con người ta đi vào bóng đêm của chết chóc.
Tôi chọn cái “từ từ” nào, từ từ
đến cản đẹp thiên đàng hay từ từ đến cảnh u tối đau khổ trong hỏa ngục ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư