BỘ XƯƠNG LỊCH SỰ
Vương Phủ Vân tự là Câu, vừa
cao vừa gầy, nhưng rất chú trọng đến việc ăn mặc, bạn bè thường gọi đùa là “bộ
xương lịch sự”.
Vào cuối năm Sùng Ninh, tại phủ
Kim Lăng, Bắc Ninh có triệu tập tất cả các nữ tì của quan phủ, có một cô cũng vừa
cao vừa rất gầy, quan phủ Chu Thế Xương coi xong liền nói với người bên cạnh:
-
“Ngài quen biết với
“bộ xương người đẹp đẽ” này chứ ?”
Người ấy nói:
- “Có quen, cô này rất xứng hợp với Vương Câu”.
(Phủ
Chưởng lục)
Suy tư:
Lịch sự theo giải thích của
quyển đại từ điển tiếng Việt như sau: “Lịch sự là có cách tiếp xúc, xã giao phù
hợp với phép tắc mà xã hội thừa nhận.”
Có người vì muốn tỏ ra mình là
người lịch sự nên từ thái độ cung cách trở thành lố bịch, khách sáo trống rỗng;
có người khi mặc áo quần thì quá chú trọng đến hình thức bên ngoài, vì cứ tưởng
cho đó là lịch sự, nhưng thật ra bắt người khác đứng chờ đợi mình mất cả thời
gian là đã quá không lịch sự rồi; lại có người lịch sự hơn vào trong nhà thờ thấy
người quen biết thì chạy tới bắt tay lắc lắc, nói nói cười cười mất cả sự tôn
nghiêm của mọi người đang dự thánh lễ...
Có lịch sự mà không có đạo đức
nhân bản Ki-tô giáo thì chỉ là hình thức xã giao bên ngoài, bởi vì có nhiều người
khi giữa đám đông thì ăn nói lịch sự, nhưng lại lỗ mãng nơi ít người...
Quá chú trọng đến vấn đề lịch
sự xã giao mà quên mất đi tính cốt lõi của tình người, thì lịch sự ga lăng như
Mỹ như Tây cũng chẳng ích gì cho ai, trái lại càng làm cho người khác xa lánh,
chỉ vì mình chỉ có cái “mả tô vôi bên ngoài” mà thôi.
Không trở thành bộ xương lịch
sự, nhưng trở thành con người lịch sự từ trong tâm hồn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư