LỜI BIỆN
MINH GIỎI
Một năm nọ vào thời
nhà Tống, thừa tướng đang chấp chánh bị chết, có người làm thơ nặc danh chế giễu
ông ta.
Quan phủ thưởng rất
hậu cho những ai bắt được người bêu xấu ấy, sau đó thì cũng bắt được, người ấy
là Trương Thọ làm nghề bói toán, trói lại và áp giải vào trong phủ Khai Phong.
Quan phủ thẩm vấn hắn,
Trương Thọ trả lời:
-
“Tôi ở kinh thành đã được ba mươi năm nay, từ trước đến
nay chỉ có viết được khoảng mấy vần thơ thập thất để bán kiếm tiền mua chút hồ
bỏ miệng, làm sao dám cười giễu đại quan của triều đình chứ, giả sử mà tôi viết,
thì tôi làm sao có thể viết được như thế chứ ?”.
Quan phủ cười đến
khan giọng, bèn thả ông ta về nhà.
(Mẫn
Thuỷ Yến đàm lục)
Suy tư 2:
Thư nặc
danh, thư tình vô danh, đơn tố cáo nặc danh.v.v… thì thời nào cũng có, nặc danh
hay vô danh chỉ vì nhiều lý do không thể ký tên thật của mình, chẳng hạn như sợ
bị trả thù, nhưng đồng thời cũng là để trả thù người khác.
Người ta ai
cũng thích sự quang minh chính đại, không ai thích chuyện mờ ám.
Có một vài
giáo dân viết thư nặc danh tố cáo cha sở của mình trước phường xóm; có một vài
người vì không thích người khác trội hơn mình nên viết thư nặc danh bôi xấu
danh dự của họ…
Dù đúng hay
sai thì tự nó –thư nặc danh- cũng đã nói lên được sự bất chính và thù hận của
nó.
Người thích
viết thư nặc danh, hay viết đơn tố cáo nặc danh đều có một tâm hồn ích kỉ và
thù hận, và là người có tâm hồn thâm độc chuyên hại người bằng cách ném đá giấu
tay.
Đức Chúa Giê-su
muốn chúng ta sửa lỗi anh em chị em mình cách kín đáo, bất đắc dĩ mới khuyên bảo
họ trước mặt mọi người, để người anh em chị em ấy nhìn thấy được kết quả tai hại
do mình gây ra để hối cải và ăn năn. (Mt 18, 15-17)
Thư nặc
danh, đơn tố cáo vô danh đều là phương tiện của sa tan làm hại anh chị em mình,
ựt nó là vô giá trị.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư