33. THƠ TẶNG KẺ CẮP
Ở Ngô
Trung có một lão nho sinh tên là Trầm Văn Khanh, nhà rất bần hàn.
Một hôm,
ông ta chuyên tâm đọc sách đến nửa đêm thì bổng thoáng thấy tên trộm lẻn vào
phòng ăn cắp đồ mà không lấy được thứ gì, ông ta bèn nuốt nước miếng chậm rải
nói với nó:
-
“Được anh đến thăm, xin tặng anh một bài thơ, được chứ
?”
Thế là
ngâm thơ:
-
“Gió lạnh tối trăng đêm xa xôi, phụ anh chừ đến một lần
gặp. Chỉ có tam thư tứ lược cổ, cũng có thể đi dạy nhi ấu nhi.”
Tên ăn trộm nghe xong liền cười lớn và bỏ đi.
(Lụy
Ngoã tập)
Suy tư 33:
Bình tĩnh
là phương thế hay nhất để đối diện với nghịch cảnh, nó như một cái neo để làm
cho con tàu không bị sóng lớn đẩy đi.
Người
bình tĩnh là người biết tự kềm chế mình, là người biết để cho phong ba qua đi
mà không la lối thoá mạ, là người biết mĩm cười trước khó khăn mà không dao động
tinh thần.
Bình tĩnh
để đối phó với nghịch cảnh cũng như cầu nguyện để chiến thắng với cơn cám dỗ,
do đó mà người Ki-tô hữu không những bình tĩnh để đối diện với cám dỗ mà còn cầu
nguyện để tăng gia sự bình tĩnh nơi họ, và như thế có thể nói: cầu nguyện để được
bình tĩnh là thói quen của những người khôn ngoan luôn cậy trông vào ơn của
Chúa giúp trong mọi hoàn cảnh đặc biệt của họ, đó là sự bình tĩnh của người
Ki-tô hữu không ỷ lại sức mình, nhưng cậy nhờ ơn Chúa giúp.
Lão nho sinh rất bình tĩnh đối diện với tên ăn trộm khi làm thơ tặng cho
nó bởi vì trong nhà chẳng có gì để cho tên trộm lấy, cũng vậy, người Ki-tô hữu
luôn bình tĩnh khi cơn cám dỗ đến bởi vì họ biết rằng, họ còn có Thiên Chúa và
ân sủng của Ngài để chiến thắng cám dỗ của ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)