51.
VẠN LÝ VỪA MỚI ĐẾN
Lúc người làm thơ nổi tiếng thời Nam Tống là Dương Vạn Lý
làm giám tư[1]
đi tuần sát đến một quận.
Thái thú quận ấy làm tiệc lấy lòng và sai ca kỹ đến hiện
trường tiếp đãi, ca kỹ hát bài “chúc tân lang” để tiếp rượu, lúc hát đến chỗ “vạn
lý vân buồm lúc nào đến” thì Vạn Lý xúc động thần kinh nhạy cảm, vội vàng đáp:
- “Vạn Lý vừa mới đến
!”
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 51 :
Người có tâm hồn thơ nhạc thì
dù làm bất cứ chức vụ gì cũng đều có thể yêu nhạc làm thơ trong lúc rỗi rảnh,
hoặc có thể xuất khẩu thành thơ thành nhạc khi có ngẫu hứng, cho nên có những
lúc họ nghe được bài thơ đầy ý nghĩa hoặc những bài hát nội dung thấm đậm ý
nghĩa thì lại thưởng thức mà lơ đãng đến chuyện chung quanh...
Có những bài hát để hát khi
sinh hoạt vòng tròn[2],
có những bài hát dùng để hát trong khi thờ phượng (thánh lễ, nghi thức phụng vụ),
có những bài hát dành cho Đức Mẹ, có những bài hát theo mùa phụng vụ.v.v... đó
là những quy định hợp lý của Giáo Hội để nâng tâm hồn người giáo hữu lên với
Thiên Chúa khi họ tham dự thánh lễ hoặc các bí tích.
Thời nay có những người có cái
tâm thích động nên đem những bài hát không ăn nhằm gì đến phụng vụ vào hát
trong thánh lễ, không phải để ca tụng Thiên Chúa nhưng là để khoe cái tài điều
khiển ca đoàn của mình; thời nay có những người được cha sở cho đi học các lớp
nhạc để về giúp giáo xứ của mình, nhưng khi học được mấy bài nhạc thì tự tung tự
tác thích chọn những bài hát theo ý mình không hợp với phụng vụ để hát, cha sở
góp ý cho thì lại nói cha sở quê mùa không biết nhạc phụng vụ mới !
Nhà thi sĩ làm quan là Vạn Lý
đã đắm mình trong bài hát lâm ly hay ho do các ca kỹ hát đến nỗi lầm tưởng là gọi
tên mình. Cũng vậy, những bài hát trong phụng vụ thánh cần phải có tâm tinh
siêu thoát để khi hát lên mọi người đều phải đắm mình trong hạnh phúc thiên
đàng, ca ngợi và chúc tụng Chúa, thì đó là bài hát hay vậy.