62.
HƠI KHÓI KHÓ ĂN
Giữa năm Can Phù đời
nhà Đường, có một thư sinh xuất thân từ gia đình hào phú, thừa hưởng công lão của
tổ tiên mà được đãi ngộ chu đáo, mặc thì lụa là gấm vóc, ăn thì sơn hào hải vị.
Anh ta đã nói với
Thánh Cang hòa thượng:
-
“Hể dùng than gỗ để nấu cơm, thì phải dùng lửa để cho
than gỗ nung nóng lên sau đó mới nấu cơm, bằng không khói của lửa làm cho cơm không ngon”.
Về sau, nông dân bạo
động công hãm địa phương ấy, mấy người anh em của anh ta cùng với hòa thượng
Thánh Cang chạy nạn, núp trong cỏ tranh ở trên núi, ba ngày không có gì ăn.
Sau khi nông dân
rút quân lui, họ đi bộ đến một tiệm nhỏ để mua gạo nấu cơm ăn, thì cảm thấy ăn ngon hơn cả cơm trắng thịt cá, hòa thượng Thánh Cang cười nói:
-
“Đây không phải dùng than củi để nấu, cho nên
có hơi khói”.
Người thư sinh xấu hổ và cũng không thể cười.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 62 :
Có những
người sung sướng từ nhỏ, khỏi phải lo ăn lo mặc như những con nhà giàu khác, nên
khi ăn uống thì kén chọn thức ăn phải ngon, áo quần mặc phải đẹp, họ trở thành
những con người vô cảm trước những nghèo khổ của người chung quanh mình.
Có những
người có thói quen hưởng thụ nên không thấy những nỗi vất vả của cha mẹ, không
thấy sự khổ nhọc của lao động, nên mạnh tay tiêu tiền như đốt giấy vào những cái
thích chơi ngông của mình.
Có những
người nghèo rách mồng tơi nhưng thích đua đòi và xài sang, họ không mở mắt ra để
thấy gia đình con cái đang đói khổ và buồn phiền vì sự vô trách nhiệm của họ.
Cái khó
nuốt nhất khi ăn cơm không phải là cơm hôi mùi khói, cũng không phải là thức ăn
dở, nhưng chính là tâm hồn của chúng ta không thấy được mồ hôi và nước mắt do
công khó của người nấu ăn mà thôi, nếu chúng ta nhìn ra được điều ấy thì bữa
cơm sẽ ngon hẳn lên dù thức ăn không ngon, bởi vì mâm cơm chính là hạnh phúc của
gia đình vậy.
Người Ki-tô hữu nào cũng nhận ra điều ấy, bởi vì mỗi lần gia
đình dùng cơm chung với nhau, thì đó là mô hình bữa tiệc yêu thương của Đức Chúa Giê-su: yêu thương và phục vụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)