Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn (5)


管梅芬 主編

阮仁才神父 翻譯


CÂU CHUYỆN NHỎ

ĐẠO LÝ LỚN


Tổng hợp các câu chuyện hài hước ngắn, nhưng có tính giáo dục rất lớn

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
(tiếp theo)



203.GẶP CƯỚP
  

Một tên cướp ban đêm đột nhập vào một gia đình nghèo khổ, lục sạo khắp nơi mà không tìm được thứ gì đáng giá đồng tiền, thế là nhổ một bãi nước miếng chuẩn bị bỏ đi, chủ nhà năm trên giường nhìn thấy, lớn tiếng nói:

- “Anh đi rồi nhớ đóng cửa dùm tôi nhé”.

Tên trộm bất giác bật cười, nói:

- “Vậy tôi hỏi ông đóng cửa làm gì chứ ?”

Chủ nhà nghèo trả lời:

- “Chỉ là để cản gió ngoài cửa thổi vào mà thôi”.

 
Suy từ 203:

     Không phải chỉ có nhà giàu mới đóng cửa ban đêm, mà nhà nghèo cũng cần phải đóng cửa nữa, bởi vì nhà giàu vì sợ trộm cướp mới đóng cửa, còn nhà nghèo vì sợ gió lạnh thổi vào nên đóng cửa. Như thế dù nghèo hay giàu thì tối đến cũng phải đóng cửa mới cảm thấy an toàn.

     Con người ta có linh hồn và có xác, vì an toàn sinh mạng mà phải đóng cửa kẻo kẻ trộm đến hoặc gió thổi vào có khi trúng gió mà chết, nhưng linh hồn thì chẳng có mấy khi người ta quan tâm, bởi vì nhiều người không biết cửa của linh hồn ở đâu cả ? Xin thưa, cửa của tâm hồn chính là con mắt của chúng ta vậy, cho nên chúng ta cần phải biết lúc nào thì nên đóng “cửa sổ tâm hồn”     và lúc nào thì nên mở nó ra.

     “Cửa sổ tâm hồn” cần phải đóng lại trước những cám dỗ tham sân si của ma quỷ và thế gian, nhưng cần phải mở ra trước những đau khổ bất công của tha nhân và xã hội, bởi vì một khi “cửa sổ tâm hồn” không biết lúc nào đóng lúc nào mở, thì không những thân xác bị thiệt thòi mà linh hồn cũng sẽ chết đời đời trong hỏa ngục.

     Ai hiểu thì hiểu !

 
204. TRAI GIỚI

Có một hòa thượng thề nguyền cho muỗi hút máu trên thân thể của mình, cho đạt tới mục đích là nhẫn nại để tâm thần khiết tịnh. Trời từ từ tối, muỗi bay đến càng lúc càng nhiều, hòa thượng vừa đau vừa ngứa chịu không nỗi, thế là bèn lấy tay đập muỗi hai bên phải trái loạn xạ ngầu. Người khác thấy vậy bèn nói:

- “Lão sư phụ đã thề cho muỗi hút máu mình, tại sao lại đánh chết chúng nó chứ ?”

Hòa thượng nói:

- “Chúng nó đã hút máu rồi lại đến hút nữa, cho nên phải đánh chết chúng nó !”

 
Suy tư 204:

     Đã tự nguyện tức là không báo oán, không giận hờn, không tranh chấp cãi cọ, có nghĩa là bằng lòng mà không hối hận, bởi vì đó là hành vi của bác ái, của từ thiện.

     Có những người hứa làm từ thiện, nhưng là hứa lèo khi thấy mình bỏ tiền của ra mà không thu vào gỉ cả; có những người hứa với Chúa là sẽ đổi mới cuộc sống của mình trong mùa giáng sinh năm nay, nhưng vẫn cứ chúng nào tật ấy khi thấy bạn bè mời ăn nhậu, cờ bạc...

     Hứa và thề thì phải tuân giữ, bởi vì nó cũng rất có ảnh hưởng trong cuộc sống của mình. Đã hứa với Chúa thì phải giữ vì Thiên Chúa là Đấng hiện hữu chứ không phải là không có; đã hứa với tha nhân thì phải giữ lời hứa, bởi vì tha nhân cũng là người như mọi người.

     Biết muỗi bay đến nhiều hút máu thì đừng có thề, biết mình không thể lấy lợi khi làm việc từ thiện thì đừng hứa, biết mình không giữ được lời thề với Chúa thì đừng có thề...

 
205. NGƯỜI NGU ĐI BUÔN

Có đứa con trai ngờ nghệch, vì phụ thân có việc nên vắng nhà, trước khi đi thì ra lệnh cho nó phải trong nom cửa tiệm, phụ thân vừa mới ra khỏi cổng thì lập tức có khách đến, hỏi:

- “Lệnh tôn (cha) có không ?”

- “Không có”.

- “Lệnh đường (mẹ) có không ?”

- “Không có”.

Sau khi phụ thân trở về và nghe con trai kể như thế thì rất giận dữ, nói:

- “Lệnh tôn chính là ta, lệnh đường chính là mẹ của mày ! Tại sao lại nói là không có hử ? Mày là thằng con quá ngờ nghệch”.

- “Con làm sao biết được bố mẹ là đồ hàng để bán chứ ?”

 
Suy tư 205:

     Buồn nhất của cha mẹ là khi thấy con cái mình không được thông minh như những trẻ em khác, nhưng cái đau khổ nhất của cha mẹ là khi có những đứa con bất hiếu chỉ biết làm khổ cha mẹ bằng thói cờ bạc rượu chè, mà không muốn học hành trở nên người tốt. Trái lại, niềm kiêu hãnh của cha mẹ là con cái thông mình học giỏi, niềm hạnh phúc của cha mẹ là con cái lễ phép biết kính trên nhường dưới, niềm an ủi của cha mẹ là con cái biết chia sẻ với cha mẹ những việc to nhỏ trong gia đình.

     Chúng ta là những đứa con của Thiên Chúa, trước mặt Ngài thì không có đứa con nào ngu ngơ cả, chỉ có những đứa con không thừa nhận Ngài là Cha của mình, và không muốn chấp nhận Ngài trong cuộc sống của mình mới là những đứa con ngu đần mà thôi.

     Thiên Chúa cũng sẽ rất buồn khi chúng ta phủ nhận Ngài trong cuộc sống của chúng ta.

 
206. THÀ TIN MỘT NỬA

Có người Mông Cổ lần đầu đến Ninh Ba, người nhà nói với ông ta:

- “Người ở Ninh Ba hay nói phóng đại, giọng to, chỉ có thể tin một nửa mà thôi”.

Trước cổng thành, ông ta gặp một người Ninh Ba rất nhiệt tình, bèn hỏi anh ta tên họ là gì, người ấy nói:

- “Tôi là Trương Lục”.

- “Ha ha ha, té ra tên là Trương Tam”, người Mông Cổ rất hào hứng, lại hỏi:

- “Các ông có mấy căn nhà ?”

- “Năm căn”.

Người Mông Cổ nghe xong thì tính nhẫm một chút rồi nói:

- “Cuối cùng rồi thì mình cũng mở ra nhãn giới, coi có căn nhà nào là một nửa không ?” ông ta quyết định âm thầm truy cứu, sau đó thì hỏi: “Nhà anh có bao nhiêu người ?”

- “Chỉ có một người là bà vợ mà thôi”.

- “Ái dà, vậy thì nhất định họ và người khác có chung một bà vợ rồi !”

 
Suy tư 206:

     Tin thì tin cho trọn vẹn, chỉ tin có một nửa thì nhất định là có vấn đề, mà vấn đề lớn nhất chính là tự mình làm khổ mình vì không dứt khoát và thành tâm khi hợp tác với người khác.

     Cũng có những người Ki-tô hữu tin vào Chúa chỉ có một nửa, đó là những người chỉ có tên trong sổ rửa tội ở nhà xứ, nhưng cuộc sống thì không phải là người Ki-tô hữu thật; đó là những người chỉ tin vào tiền bạc vật chất, khi thất bại thì mới đến nhà thờ cầu nguyện một hai lần; đó là những người nói đạo nào cũng tốt, nên cứ ngày rằm đầu tháng thì đi chùa cúng Phật cầu may; đó là những người miệng thì “lạy chúa lạy chúa”, nhưng trong long thì đã bán Chúa rồi…

     Tin là phải dứt khoát, tôi tin có một Thiên Chúa là Cha toàn năng, tôi tin Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Cha, tôi tin Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tong truyền.v.v…và những điều phải tin khác trong “kinh tin kính” mà những người Công Giáo phải đọc trong ngày lễ Chúa Nhật hoặc các ngày lễ trọng.

     Người Mông Cổ tin có một nửa, nên tự tiện sửa tên của người khác, vì tin có một nửa nên ông ta mới tầm bậy khi nói các người đàn ông Ninh Ba có chung một bà vợ…

 
207. CÂM ĐIẾC

Có anh điếc và anh câm, hai người rất kiêng tránh người khác biết cái tật câm điếc của họ.

Một hôm anh điếc gặp anh câm, bèn mời anh ta hát một bài để nghe chơi, anh câm biết anh ta bị điếc, bèn nhóp nhép miệng, lại còn giả bộ dùng tay để giữ nhịp nữa. Anh điếc nghiêng người nghe rất lâu, nhìn thấy miệng anh câm không động đậy, thì lập tức nói:

- “Rất lâu rồi không thưởng thức giọng ca hay của anh, không ngờ mới đây thôi mà tiến bộ rất là nhanh”.

 
Suy tư 207:

     Người bị câm điếc nơi thân xác thì tự mình khổ, nhưng người bị câm điếc trong tâm hồn thì lại làm cho người khác khổ, không những khổ trong tâm hồn mà còn khổ nơi thân xác nữa.

     Người bị điếc trong tâm hồn thì không nghe thấy lời than van oán trách của người khác, không nghe tiếng khóc nức nở của người bị đàn áp bất công, không nghe được tiếng Chúa nói trong tâm hồn và trong cuộc sống của họ...

     Người bị câm trong tâm hồn thì không dám nói lên sự thật, không dám nói lên nỗi bất công của người khác, họ chỉ biết nói Lời Chúa bằng môi miệng, nhưng không biết nói Lời Chúa bằng tâm hồn, bởi vì tâm hồn họ đã bị câm trước những cám dỗ của thế gian.

     Người câm và người điếc trong tâm hồn thì giống như người khôn ngoan thường che giấu cái sở trường của mình, người nông cạn thì đem cái sở đoản của mình đi khoe khắp thiên hạ để hù dọa người khác.

 
208. CHÂN GIỐNG QUAN ÂM

Có một người thường khoe vợ mình rất đẹp.

Một hôm, anh ta chỉ cho một em bé nhìn vợ mình rồi nói:

- “Mày coi, vợ tao có giống pho tượng Quan Âm sống không ?”

Em bé nhìn kỷ một lúc, nói:

- “Rất giống”.

Người ấy vui vẻ quá chừng, hỏi lại:

- “Giống chỗ nào ?”

Em bé trả lời:

- “Giống cái chân”.

 
Suy tư 208:

     Con người ta khi so sánh thì không ai dám so sánh mình hoặc người khác với thánh nhân, nhưng khoe vợ mình đẹp giống như bà phật Quan Âm sống thì quả là hết nước nói.

     Nhưng những người Ki-tô hữu thì được Giáo Hội khuyên bảo phải nên giống Chúa Giê-su, không phải hóa trang diện mạo cho giống Ngài, nhưng là phải sống như Ngài đã sống, mà Chúa Giê-su đã sống như thế nào, cuộc đời của Ngài có thể tóm gọn trong hai chữ: yêu thương.

- Hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại, như thánh Phao-lô tông đồ nói: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa , nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”,[1] đó chính là vì yêu thương nhân loại.

2. Yêu thương tất cả mọi người không loại trừ một ai, từ người khỏe mạnh đến người đau yếu, người giàu đến người nghèo, người bất hạnh đến người hạnh phúc.v.v...Ngài đều yêu thương hết thảy, điều này người ta có thể tìm thấy trong các sách Tin Mừng của thánh Mát-thêu, thánh Lu-ca, thánh Mác-cô và thánh Gioan.

Tất cả những người Ki-tô hữu đều được mời gọi sống như Chúa Giê-su, tức là sống biết hy sinh và yêu thương tha nhân như Chúa Giê-su đã sống, để xây dựng một Giáo Hội tinh tuyền và thánh thiện, để xây dựng một thế giới bình an và hạnh phúc.

Không nên so sánh mình với ai cả, mà nên đem Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a làm mẫu gương sáng và đẹp để cho mình noi theo mà thôi.

 
209. ĐÀN TỲ BÀ NỞ HOA

Người nọ đem dâng cho huyện lịnh một sọt trái tì bà(枇杷), nhưng lại viết sai là “đàn tỳ bà(琵琶)”[2], huyện lịnh đọc xong thì bất giác cười, nói:

- “Trái tì bà” chứ không phải là “đàn tỳ bà” này, chỉ giận là đồng niên chữ nghĩa quá kém”.

Vừa lúc ấy thì có khách đang ngồi bên cạnh, bèn thêm bên dưới một câu:

- “Nếu có thể làm cho “đàn tỳ bà” kết trái, thì tất cả các ống tiêu trong thành đều nở hoa”.

Huyện lệnh nghe xong thì tán thưởng hết lời.


Suy tư 209:

     Thời đại e-mail phát triển, đánh chữ tiếng Việt mà không có dấu thì càng “khốn khổ” vô cùng, vì người nhận thư email phải vừa đọc vừa đoán cho đúng nghĩa của nó, thế mới biết viết chữ Việt không có dấu và sai chính tả, thì niềm vui của người nhận thư e-mail mất đi một nửa.

     Tinh thần tu đức của người Ki-tô hữu, nếu tu luyện không đến nơi đến chốn thì giống như viết sai chữ vậy, hoặc viết chữ Việt không có dấu, chẳng hạn như:

- Họ học giáo lý từ thuở xa xưa, rồi giữ đạo theo kiểu đi nhà thờ sớm tối, nhưng khi về nhà thì chửi rủa con cái, hết xoi mói người hàng xóm chuyện này, lại xì xầm người kia chuyện nọ, làm mất tình bác ái láng giềng với nhau.

- Họ học kinh thánh rất nhiều theo truyền thống của Giáo Hội, nhưng lại thực hành và giải thích theo ý riêng có lợi cho mình, chứ không theo tinh thần vốn có của Phúc Âm mà họ học hỏi.v.v...

Với chữ tiếng Hoa đồng âm khác nghĩa thì rất nhiều, cho nên khi nói chuyện với nhau thì có khi người nghe hiểu qua nghĩa khác, nhưng không thể lầm lẫn được khi viết chữ. Cũng vậy, người ta có thể hiểu lầm nghe lầm khi nghe người Ki-tô hữu nói về Chúa, giải thích về kinh thánh, nhưng người ta sẽ không lầm lẫn khi thấy ngôn ngữ hành vi của người Ki-tô hữu...!

 
210. CON CHÁU KHỔNG, MẠNH

Trước đây có hai người, một người họ Trương và một người họ Lý. Một hôm hai người cùng đi coi kịch, lúc ấy trên sân khấu trình diễn vở “thất cầm Mạnh Hoạch”[3]. Trương nói:

- “Tên Mạnh Hoạch này thật là mọi rợ, không nghe mệnh lệnh của hoàng thượng, bảy lần bắt bảy lần tha, vậy mà vẫn không phục tùng, không ngờ con cháu của Mạnh tử lại có người không tuần phục như thế”.

Họ Lý nói:

- “Đúng đấy, con cháu Khổng tử là Khổng Minh giỏi hơn hẳn nhiều”.

Suy tư 210:

     Diễn tuồng là diễn lại những chuyện xưa tích cũ ngày xưa, chuyện xưa tích cũ đó có thể là một gương hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên, có thể là một vỡ tuồng cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống, cũng có thể là một vỡ kịch vui chế giễu sự đời của một ai đó.v.v...

     Có những người không có đức tin nhìn thánh lễ của người Công Giáo như là một vỡ kịch diễn lại bữa tiệc ly của Đức Chúa Giê-su, cho nên họ cười nhạo người Ki-tô hữu, vì ngày nào cũng diễn một vở kịch nhàm chán không hấp dẫn.

Thánh lễ của người Công Giáo không phải là một vở bi hài kịch, nhưng là một cuộc hiến tế yêu thương của Đức Chúa Giê-su trên thập giá để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, đó là một cuộc hiến tế, một việc thờ phượng Thiên Chúa các công khai và thánh thiện của Giáo Hội Công Giáo trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, nếu những các linh mục chủ tế không chuẩn bị tâm hồn sốt sắng, không chuẩn bị bài giảng, không coi trọng việc dâng thánh lễ (làm cho qua, làm cho nhanh) thì người ta sẽ cười các ngài làm lễ mà như diễn tuồng, mà tệ hơn nữa là diễn tuồng không hay; nếu người Ki-tô hữu không sốt sắng tham dự thánh lễ hiến tế này, không ao ước và mong ước được tham dự cuộc hiến tế này, hoặc bất kính khi tham dự thánh lễ, thì không trách gì những người khác coi thường thánh lễ và là cớ để cho những người không có đức tin cười nhạo: thánh lễ của người Công Giáo chỉ là một vở tuồng không hơn không kém.

     Thánh lễ không phải là một vở tuồng diễn cho vui, nhưng là một cuộc hiến tế yêu thương vĩ đại của Đức Chúa Giê-su trên thập giá để cứu chuộc nhân loại.

 
211. DIÊM VƯƠNG NHƯỜNG NGÔI

Ngày xưa có một người thường hay làm việc thiện, sau khi chết thì đương nhiên được đổi kiếp khác. Khi đến trước diêm vương, diêm vương hỏi anh ta có nguyện vọng nào, anh ta suy nghĩ một hồi rồi nói:

- “Nguyện vọng của con là kiếp sau xin được làm con của thượng thư, có con trai đỗ trạng nguyên, trong nhà có ngàn mẫu ruộng tốt, bên trong vườn có hòn non bộ và hồ cá, các loại hoa nổi tiếng, loại nào cũng có, thiếp đẹp vợ xinh ai ai cũng hiền lành phúc hậu, lại còn suốt đời hưởng thụ bất tận vàng bạc châu báu, gạo lúa ăn không hết, lụa là gấm vóc mặc không hết !....Còn nữa, con muốn địa vị cao là vương công nhất phẩm, bình an hưởng thụ vinh hoa phú quý trên trăm năm”.

Diêm vương nghe xong ngớ ra, nói:

- “Thế gian có đẳng cấp tốt như vậy sao, thôi để ta tự đi, cái ngôi diêm vương này ta nhường lại cho ngươi đó.”

 
Suy tư 211:

     Có nhiều người hỏi: trên thiên đàng có ăn uống, có nhạc hát đàn ca, có trò chơi điện tử và các thứ khác như ở trần gian không ? Lại có người hỏi dưới hỏa ngục có nhậu nhẹt, có đánh nhau, có chưởi bới, có được lấy vợ bé chồng nhí và các thứ khoái lạc khác không ?

     Đức Chúa Giê-su đã trả lời cho những người Do Thái ngày xưa và cho con người ngày nay như sau:”Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng”.[4]

     Con người ta có hồn và có xác, hồn và xác sẽ cũng chia sẻ những vui buồn với nhau, chia sẻ những việc lành và sự ác với nhau, cho nên hể thân xác hưởng thụ vật chất cách bất chính thì chắc chắn linh hồn cũng sẽ bị ảnh hưởng; nếu thân xác làm lành lánh dữ, tuân theo Lời Chúa và thực hành Lời Chúa dạy thì chắc chắn sẽ hưởng hạnh phúc thiên đàng mai sau.

     Diêm vương vì muốn làm quan lớn, muốn nhiều vợ, muốn nhiều tiền.v.v…ở trần gian mà bỏ chức vụ của mình, thì có ngày diêm vương cũng sẽ xuống địa ngục (quê cũ của mình) để bị phạt càng ghê rợn hơn nữa.

     Diêm vương hởi diêm vương, đừng có nghe người ta tả cảnh trần gian mà ham. Ha ha ha, ai hiểu thì hiểu !

 
212. TRANH GIÀNH CHIM NHẠN

Hai anh em nhìn trên không thấy một con chim  nhạn lớn, người anh lấy cung tên ra vừa chuẩn bị bắn vừa nói:

- “Bắn được nó là có thể hầm thịt”.

Người em lập tức nói:

- “Không, nên kho chua ngọt”.

Hai anh em tranh luận hồi lâu, bèn đi mời một bô lão phân giải. Bô lão nói đem con nhạn chia đôi, một nửa hầm và một nửa kho, lúc ấy hai anh em mới không tranh nhau nữa.

Nhưng, khi hai anh em trở lại tìm con nhạn, thì con nhạn lớn ấy đã bay đi mất tiêu rồi !

 
Suy tư 212:

     Chưa bắn nhạn mà hai anh em đã tranh chấp nên kho hay nên hầm thịt nhạn; nhạn chưa bắn được mà anh em đã đem nhau đi nhờ người khác phân giải làm sao để nấu thịt nhạn. Rốt cuộc con nhạn bay mất.

     Thời nay có những người chưa làm quan mà đã đe hàng tổng, chưa làm nên chức phận gì mà đã lên mặt lếu láo với người khác, cho nên xã hội vẫn còn nhiều bất công xảy ra; thời nay có những người cậy thế người khác để bắt chẹt anh chị em mình; thời nay có những người chỉ mới được cái chân dân phòng khu phố, nhưng đã tưởng mình là đại tướng trong khu vực hạch xách bà con lối xóm của mình, cho nên thù hận chất thêm thù hận.

     Cái được cái biết nửa vời thường làm cho con người ta ra kiêu ngạo, nhưng cái tham vọng và hiếu thắng càng làm cho người ta mất cả lý trí và lương tâm hơn.

 
213. TÊN GỌI BÍ MẬT

Có một gia đình từ cha đến con và ngay cả đứa ở đều thích nói khoác lác, mỗi người đều lấy tên của triều đình để xưng hô với nhau.

Một hôm, có người bạn đến chơi, gặp lúc phụ thân đi xa, con cả bèn đi ra nói:

- “Phụ vương xa giá đi rồi”.

Người bạn bèn hỏi mẹ của có nhà không, đứa con thứ hai trả lời:

- “Mẫu hậu đang yến tiệc phía sau ngự viên”.

Người bạn nghe hai anh em nói chuyện vượt qua thân phận, bèn tức giận bỏ đi. Khi đi được nửa đường thì gặp người bạn ấy, bèn đem chuyện hai đứa con ra nói với ông ta. Phụ thân hỏi:

- “Đứa nào nói như thế ?”

Thằng ở đứng phía sau trả lời:

- “Đó là thái tử và thứ tử nói đó”.

Người bạn càng thêm nổi giận, túm đánh đứa đầy tớ, phụ thân của hai đứa con ấy vội vàng căn ngăn, nói:

- “Khanh chớ vội buồn phiền, mọi việc phải nể mặt quả nhân chứ”.

 
Suy tư 213:

      Có những người mà cuộc sống của họ tuy bình thường nhưng lại không bình thường, bởi vì từ cách ăn nói cho đến những thái độ của họ đều không giống như người khác, họ làm ra vẻ ta đây là người khác với những người khác: họ thích nói những lời lẽ chói tai ngược đời, họ có những cử chỉ như người mộng du, họ có những thái độ như người bị bệnh tâm thần, bởi vì họ muốn mình khác với mọi người, người ta gọi đó là lập dị.

     Lập dị là làm khác người, là làm ngược với cuộc sống bình thường như bao người khác.

     Lập dị có thể vì kiêu ngạo nên muốn làm khác người, lập dị có thể là vì muốn chơi trội hơn người khác, lập dị có thể là vì tính tình cổ quái, lập dị có thể là sống trong ảo tưởng...

     Lập dị trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu chính là tách biệt mình ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thích sống theo ý riêng của mình và không muốn Thiên Chúa làm chủ tâm hồn mình.

 
214. ĐỂ KHỎI LẺ BẦY

Tô Đông Pha đi uống rượu với bạn, trong dĩa có bốn con chim sẻ nướng béo ngậy, người bạn vùi đầu ăn liên tiếp ba con, khi chỉ còn lại một con thì ông ta mới nghĩ đến Tô Đông Pha và mời ông ăn, Tô Đông Pha nói:

- “Anh cứ ăn đi để chúng nó khỏi lẻ đàn”.

Suy tư 214:

     Con người ta vì tội lỗi đã nhập vào thế gian, cho nên có nhiều tội và tật xấu phát sinh, mà tội tham ăn uống là một trong các tội ấy: đi dự tiệc mà cứ cúi đầu ăn không nghĩ đến ai là một thói xấu của tham ăn; bụng ăn đã no rồi nhưng vẫn cứ muốn thèm ăn nữa…

     Có những người đã dâng mình làm tôi Chúa không tham ăn, nhưng rất kén chọn khi ăn uống, rất khó tính khi vào bàn ăn, dần dần việc ăn uống này làm cho họ biến thành kẻ sành ăn uống hơn là việc tu đức cho hợp với thân phận của mình:

- Cơm canh không nóng là không ăn.

- Đồ ăn thì chỉ ăn qua một lửa, sáng đã dọn ra rồi –dù không nếm- nhưng tối dọn ra lại là nhất định không ăn.

- Phải từ mình nấu mới hợp khẩu vị, người khác nấu thì chê lên chê xuống.

- Uống thì phải uống rượu xịn đắc tiền, rượu xoàng xoàng thì không them uống.

Không tham ăn, nhưng là hưởng thụ, việc hưởng thụ này dần dần biến thành tham ăn tham uống, làm cho giáo dân và người khác nhìn không thuận mắt…

Mê ăn uống là một cái tội, nhưng những người đã dâng mình cho Chúa mà vẫn còn thích hưởng thụ việc ăn uống thì có chút gì đó…kỳ quái, vì nó lẻ bầy lạc lỏng với tinh thân tu đức của Giáo Hội, ha ha ha…

 
215. CẤT KỶ CHÌA KHÓA

Thời Ngũ đại có Tôn Ngạn Cao ở bắc Châu, khi ông ta làm thích sứ ở Định Châu, thì dân Đột Quyết ở phía tây bắc tiến công đánh bắc Châu, vây khốn thành Định Châu, Tôn Ngạn Cao ở trong thành rất lo sợ, sợ đến nổi không dám ra khỏi cửa nhà, viết mệnh lệnh xong thì chỉ dám mở hé cửa sổ, cầm công văn từ cửa sổ chuyển xuống, cổng lớn của châu phủ lại càng đóng kín mít nghiêm ngặt.

Không lâu sau đó, thành Định Châu bị đích quân chiếm đóng, Tôn Ngạn Cao bèn chui vào trong cái tủ lớn, sau đó nói với đầy tớ:

- “Mày đem cái tủ khóa lại và cất kỹ chìa khóa, dù cho địch quân kêu mày lấy chìa khóa, tiên vàn đừng giao cho chúng nó”.

 
Suy tư 215:

      Khi thua trận, thì dù cho ở trong những bức tường kiên cố, hoặc trốn ở sâu trong lòng đất thì cũng bị người ta tóm cổ, chứ đừng nói là trốn trong tủ quần áo. Đúng là sợ quá thì mất khôn.

     Khi phạm tội, thì dù có trốn ở những nơi hoang vắng như trong rừng, trên núi hay ngoài biển khơi, thì vẫn không thể tránh được cặp mắt của Thiên Chúa, tại sao vậy? Thưa lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa, dù chúng ta trốn chui trốn nhủi trong các hang động trong sa mạc, thì lương tâm vẫn cứ theo ta, nói trong ta và khiển trách ta.

     Thua trận là thua tất cả, chỉ còn chăng là ý chí. Phạm tội là thua ma quỷ, chỉ còn chăng là tình yêu của Thiên Chúa luôn chờ đợi và ban ân sủng để chúng ta –những người thua trận- can đảm đứng lên làm hòa với Chúa và tha nhân.

     Thiên Chúa thích sự cố gắng của chúng ta.

 
216. CHỮA MẮT CHO CHÓ TRƯỚC

Vu tiên sinh bị đau mắt, khi chuẩn bị ra khỏi nhà để đến bác sĩ để khám mắt thì vấp phải con chó đang nằm ngay thềm cửa, một ông ta chân đạp trên cổ con chó, con chó xoay người cắn rách áo của ông ta một mảng lớn.

Vu tiên sinh gặp bác sĩ và đem chuyện chó cắn rách áo kể cho bác sĩ nghe, bác sĩ cố ý nói giỡn:

- “Con chó nhà ông nhất định là bị bệnh đau mắt, không thì làm sao lại cắn rách áo của chủ mình chứ ?”

Vu tiên sinh về nhà, trong lòng nghĩ:

- “Con chó này bị bệnh đau mắt, cắn chủ nhân là chuyện nhỏ, ban đêm nhìn không thấy để giữ nhà mới là chuyện lớn”.

Nghĩ tới đây, Vu tiên sinh bèn lấy gói thuốc chữa mắt ra sắc cho con chó uống trước, còn thừa lại thì mình uống.

Suy tư 216:

      Có những người khi bị tai nạn gần chết thì thở phào nói: tạ ơn trời phật vì vẫn còn sống, họ là những người quý trọng mạng sống; có những người bị nhà cháy sạch sành sanh không còn gì, nhưng thở dài nhẹ nhỏm vì vẫn giữ được mạng sống, họ là những người coi mạng sống là tất cả.

Nhưng thời nay cũng có những người vì tham ô mà hại người vô tội, họ coi mạng sống của người khác như cỏ rác, và lương tâm của họ sẽ suốt đời bất an, vì sẽ có ngày Thiên Chúa sẽ hạch tội họ, vì Thiên Chúa là chủ của sự sống; có những người coi mạng sống con chó kiểng của mình hơn mạng sống của con ruột mình, họ giết con trong bụng mình để đi nuôi những con chó con mèo, và quý chúng nó hơn cả con của mình, cho nên suốt đời họ vẫn cứ bị ám ảnh tội giết con, và sẽ có ngày con cái họ sẽ tố cáo họ trước tòa Thiên Chúa về tội giết con mình…

Yêu quý con chó con mèo hơn cả mạng sống con người, thì đúng là coi thường Thiên Chúa vậy ! Ai hiểu thì hiểu.

 
217. LỪA RA BÊN NGOÀI CỬA

Chu Cổ Dân rất thích văn học lại có tài năng, một hôm ông ta đến nhà của Thang tiên sinh, Thang tiên sinh nói:

- “Mọi người đều nói anh rất có tài năng, giả như anh có thể đánh lừa tôi đi ra bên ngoài cửa, thì tôi mới phục anh là người có tài”.

Chu Cổ Dân cười cười nói:

- “Làm sao có thể như thế được, bên ngoài gió rất lạnh anh làm sao có thể dám đi ra chứ ? Giả như anh đi ra ngoài cửa còn tôi ở trong nhà, thì nhất định tôi có thể dùng kế để lừa anh đi vào”.

Thang tiên sinh cho là có lý, thế là đi ra ngoài cửa, nói với Chu Cổ Dân:
- “Dùng phương pháp của anh để lừa tôi đi vào chứ ?”

Lúc ấy, Chu Cổ Dân cười, nói:
-“Tôi đã lừa ông đi ra ngoài cửa rồi đấy nhé”.

Suy tư 217:

     Có những lúc chúng ta đi dự lễ ngày chúa nhật là cứ nghĩ là đã “lừa” được ma quỷ, có những lúc chúng ta cứ ngỡ đi xưng tội là ma quỷ không làm gì được mình, có những lúc chúng ta tưởng cứ đi rước lễ là ma quỷ không làm gì được linh hồn của mình, nếu nghĩ như thế thì lầm to rồi, bởi vì chẳng khác gì chúng ta đánh lừa ma quỷ, này nhé:

- Đi lễ ngày chúa nhật không vì yêu mến Chúa, mà chỉ sợ cha mẹ la mắng, sợ vợ rầy chồng la mới đi lễ, thì chẳng khác gì lừa ma quỷ.

- Đi xưng tội mà chỉ xưng qua loa, không thật lòng hối cải, không xét mình kỹ càng, không dốc lòng chừa, thì chẳng khác gì đánh lừa ma quỷ.

- Đi rước lễ mà vẫn còn trong tình trạng phạm tội trọng, thì chẳng khác gì nói với ma quỷ: tao lừa mày đấy.

Chúng ta có thể đánh lừa được mọi người qua dáng vẻ bên ngoài của mình, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không thể đánh lừa được Thiên Chúa và ma quỷ, bởi vì Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, và ma quỷ thì không thích cái thân xác hư mất mà chỉ thích linh hồn của con người mà thôi.

 
218. BIA BẮN TÊN GIÚP TRẬN

Quân lính hai bên giao chiến, một võ tướng khi tận mắt nhìn thấy mình sắp bại dưới địch quân, thì  đột nhiên có một thần binh lạng người đến giúp ông ta đánh bại tên địch quân ấy, viên võ tướng quỳ xuống cám ơn thần binh, và hỏi tên của thần binh là gì, thần binh nói:

- “Tên ta là bia bắn tên”.

Võ tướng nói:

- “Tiểu tướng có công lao gì mà dám phiền thần giá lâm cứu mạng chứ ?”

Bia bắn tên nói:

- “Chẳng có chuyện gì khác đâu, chẳng qua chỉ là vì mỗi lần khi ngươi đến thao trường để luyện tập bắn cung, thì từ đó đến nay ngươi đều bắn không trúng ta một mũi tên nào cả”.

 
Suy tư 218:

      Người ta nói: “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” thật đúng trăm phần trăm. Viên vỏ tướng đến thao trường luyện bắn cung tên mà chưa hề bắn trúng một mũi tên nào vào cái bia bắn tên, thì bị bại dưới tay địch quân cũng phải thôi.

     Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, cuộc sống là một thao trường để cho người Ki-tô hữu tập luyện tập tu đức của mình, nếu không chuyên cần tập luyện, nếu không sáng suốt nhận ra những bài học trong cuộc sống và xin ở trợ giúp, thì không thể nào chiến thắng ma quỷ được. Tại sao có những người “tu đức thâm hậu””mà vẫn còn bị sa ngã, bị thua trận ? Thưa, bởi vì họ ỷ y vào tài nghệ của mình, bởi vì họ mổi lần thua trận là mỗi lần họ tự trách mình mà không cậy nhờ ơn Chúa giúp, cho nên họ thua trận cách thảm bại.

     Cầu nguyện là phương thế hữu hiệu nhất để chúng ta nhận rõ khuyết điểm của mình, cầu nguyện cũng là cách thế độc đáo nhất để chúng ta chiến thắng ma quỷ và các cơn cám dỗ. Nếu không cầu nguyện thì chúng ta chỉ có thua trận mà thôi, dù cho chúng ta có kinh nghiệm đầy mình, bởi vì ma quỷ rất gian xảo, nó có thể dùng kinh nghiệm của mình để hạ gục mình.

     Thế gian là một thao trường, ai chuyên cần luyện tập thì là kẻ chiến thắng trên chiến trường.

     Ai hiểu thì hiểu.


219. GẶP CƯỚP

Có một văn nhân rất nghèo, nhưng trước mặt người ta thì làm ra dáng mình là người có tiền, do đó mà kẻ trộm ban đêm đột nhập vào nhà của anh ta, kết quả, trong nhà trống trơn, cái gì cũa không có, tên trộm rất tức giận nên luôn miệng chửi chủ nhà và bỏ đi.

Người văn nhân nghèo ấy vội vàng lấy mấy đồng xu ra, chạy theo tên trộm và đưa cho nó, lại còn dặn dò tên trộm:

- “Làm lão huynh trở về tay không thực là có lỗi, nhưng, tiên vàn xin lão huynh khi đứng trước mặt mọi người, thì đừng nói là nhà tôi nghèo như thế này nhé !”

 
Suy tư 219:

      Có những người nghèo nhưng “giấy rách phải giữ lấy lề”, do đó mà họ không vì túng bần mà đi cướp giựt; có những người gia cảnh tuy nghèo nhưng lúc nào áo quần cũng tươm tất, đó là vì họ coi trọng nhân cách của mình và tôn trọng người khác; lại có những người tuy nghèo nhưng không hề vì nghèo mà làm mất phẩm giá của mình, đó là những cái nghèo đáng kính đáng trọng.

     Nghèo không phải là một cái tội, nhưng là một hồng phúc nếu chúng ta luôn giữ cái tâm trong sáng và tin tưởng vào lời dạy của Đức Chúa Giê-su: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em”. (Lc 6, 20a)

     Người Ki-tô hữu là những người được thấm nhuần lời dạy của Đức Chúa Giê-su, cho nên dù sống trong cảnh nghèo khó, hay dù có gặp ma quỷ đến cám dỗ đi cướp của người khác, thì họ vẫn cứ luôn phó thác cho Chúa và chu toàn công việc hằng ngày của mình, đó chính là bí quyết để có cuộc sống bình an và hạnh phúc vậy.

 
220. TRƯƠNG DỰC ĐỨC NGUY HIỂM

Đời Hán triều có một thầy coi tướng đi đến triều yết kiến Lưu Huyền Đức, Lưu Huyền Đức bèn mời ông ta coi tướng cho mình, thầy coi tướng nói:

- “Tướng của bệ hạ rất tốt, mặt trắng và lòng cũng trắng”.

Lưu Huyền Đức lại mời ông ta coi tướng cho Quan Vân Trường, thầy coi tướng nói:

- “Tướng của Quan nhị gia cũng rất tốt, mặt đỏ và lòng cũng đỏ”.

Lưu Huyền Đức nghe đến đây, vội vàng nắm chặt tay của Trương Dực Đức nói:

- “Tam đệ nguy hiểm rồi, khỏi cần coi tướng nữa !”

 
Suy tư 220:

     Dân gian có câu: “cục đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, như thế mới biết người xưa cũng có kinh nghiệm về những gì là coi phong thủy, coi bói, coi tướng là điều không đúng trăm phần trăm, cho nên những ai tin vào tướng số thì sẽ có ngày…chết vì tướng số.

     Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người và vũ trụ, vận mạng con người và sự tồn tại của vạn vật đều ở trong tay Ngài, cho nên tin vào thầy tướng số hơn tin vào Thiên Chúa là phủ nhận quyền năng của Thiên Chúa, là chối bỏ Thiên Chúa là Cha trên trời của mình. Nhưng cũng có một vài người Ki-tô hữu cũng tin vào thầy tướng số hơn tin vào Chúa, họ đi lễ ngày chúa nhật, những ngày rằm thì cũng vẫn đi chùa cúng với bạn bè; họ đi rước lễ và đọc kinh trước khi ăn cơm, nhưng lại thích đi chùa để coi bói, để dâng hương dâng quả cho phật thần phật và cầu xin cho gia đạo, cho tình duyên của mình, cầu xin cho được thăng quan tiến chức.v.v…họ coi ma quỷ bụt thần là chúa của họ, hơn là nhìn nhận Thiên Chúa là Cha của họ

     Coi tướng mà cứ mặt trắng thì lòng trắng, mặt đỏ thì lòng đỏ như thế, thì thằng con nít vẫn nói được chứ đừng nói là thầy coi tướng, đúng là láo khoét, cho nên coi tướng như thầy coi tướng trên đây thì đúng là: “cục đất mà biết nói năng, thì ông coi tướng hàm răng chẳng còn”.

     Mà đúng là như thế, ha ha ha…

    
221. TIN THẦY ĐỊA LÝ

Có một người rất tin vào “phong thủy”, làm hoặc không làm việc đều đi hỏi thầy địa lý: gả con gái hay cưới con dâu đều đi hỏi thầy địa lý; đi xa, cắt tóc, tắm rửa, cũng đi hỏi thầy địa lý, thậm chí trồng một gốc cây cũng đi hỏi thầy địa lý coi có thể “động thổ” hay không ?

Một hôm, ông ta ngồi nghỉ dưới chân tường, đột nhiên bức tường bị đổ và đè trên người ông ta, ông ta cố sức la lớn: “Cứu mạng, cứu mạng”.

Người nhà chạy tới coi: té ra bức tường bị ngã đè ông ta bên dưới, thế là nói với ông ta:

- “Ông chịu khó nhẫn nại chút xíu, đợi chúng tôi đi hỏi thầy địa lý xem hôm nay có thể động thổ hay không đã ?”

 
Suy tư 221:

     Người thời nay nói: người xưa mê tín là vì họ không được học hành, ánh sáng văn minh chưa chiếu tới họ, cho nên nhiều tập tục mê tín phát sinh và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, và có khi ảnh hưởng đến cả một thôn một làng hay một tộc.v.v…nhưng người thời nay dù cho cuộc sống rất văn minh, khoa học kỹ thuật phát triển đến tận cung trăng, nhưng số người mê tín dị đoan thì cũng chẳng thua người thời xưa là bao nhiêu: qua các ngày lễ ngày tết thì thấy rất rõ là con người ta dù sống không có tín ngưỡng, những vẫn cứ sống mê tín như những người…mê tín.

     Họ mê tín là vì họ đặt niềm tin không đúng chỗ, thay vì tin yêu Thiên Chúa là Cha toàn năng tạo dựng trời đất, thì họ lại đi tin tưởng cục đất bên đường, cây đa đầu đình, có thể đem lại hạnh phúc cho họ; thay vì đem tiền ra giúp đỡ người nghèo bất hạnh, thì họ lại đem tiền đi cho thầy địa lý ăn, để nhờ thầy địa lý cho biết phương hướng xây nhà hoặc hỏi ngày giờ để dựng vợ gả chồng cho con cái. Lại có người nghe thầy địa lý coi ngày coi giờ để chôn cất cha mẹ mình.v.v…

     Người Ki-tô hữu tin Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ muôn loài, là Cha rất nhân từ hằng yêu thương mọi người, và tin Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa đã xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại, đó chính là điều quan trọng nhất của đức tin của người Ki-tô hữu vậy.

 
222. CƯỚP HÔN

Có hai gia đình thông gia, bên nhà gái thì giàu có mà bên nhà trai thì nghèo, cho nên bên nhà trai sợ nhà gái sau này không muốn kết hôn, thế là chọn ngày tốt và mời một vài thanh niên đến nhà gái để cướp hôn.

Trong lúc vội vã lật đật thì bắt lầm em gái của cô dâu, bên nhà gái đuổi phía sau la lớn:””Cướp lầm rồi”.

Cô em gái bị cõng sau lưng vội nói:

- “Đừng nghe họ nói, không sao cả, không sao cả, mau chạy nhanh lên”.

 
Suy tư 222:

     Ma quỷ vì ghen tức với con người về ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành cho họ, cho nên chúng nó tìm mọi cách, mọi phương thế để cám dỗ lôi kéo linh hồn con người ta xuống hỏa ngục trầm luân với nó.

     Có những người Ki-tô hữu khi lỡ lầm phạm tội thì ngã lòng trông cậy vào lòng nhân từ của Chúa, cho nên không muốn đứng lên trở về với tình yêu của Cha mình, họ nghe rất rõ lời mời gọi của Đức Chúa Giê-su: Nước trời đã đến, hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm, nhưng ma quỷ đã nói với họ rằng đừng nghe lời ấy, không sao cả, không sao cả, cứ ăn chơi cho sướng cái thân…

     Ma quỷ không thể khơi khơi đi cướp linh hồn con người, nhưng nó rất sợ những ai cậy trông vào Chúa và tin tưởng ở lời Ngài, nhất là những ai thường xuyên rước lễ và lãnh nhận bí tích hòa giải.

 
223. ĐẬU HỦ

Có một người giữ bạn lại nhà mình ăn cơm, trong nhà không có thức ăn gì khác ngoài đậu hủ, nhưng anh ta nói với khách:

- “Tôi rất thích ăn đậu hủ, tôi vẫn cứ cảm thấy không có thức ăn nào mà ngon như đậu hủ, đậu hủ quả thật là sinh mạng của tôi”.

Về sau, người thích ăn đậu hủ ấy đến ăn cơm nơi nhà bạn, người bạn nhớ lại là anh ta rất thích ăn đậu hủ, bèn bỏ vài miếng đậu hủ vào trong thịt, trong cá cũng bỏ vài miếng đậu hủ.

Khi ăn cơm, người thích ăn đậu hủ bèn gắp thịt và cá bỏ vào chén, người bạn cảm thấy lạ, bèn hỏi:

- “Tôi còn nhớ huynh đài có nói: đậu hủ là sinh mạng của mình, tại sao hôm nay không ăn đậu hủ ?”

Người ấy trả lời:
 
- “Anh làm sao biết được chứ, hể tôi mà nhìn thấy thịt cá thì không cần sinh mạng nữa !”.

 
Suy tư 223:

     Thích ăn món này thích ăn món nọ đều không làm mất nhân cách của mình, và cũng không phải là một điều xấu, nhưng khi được mời làm khách mà cứ gắp thịt gắp cá và những thức ăn ngon khác mà ăn, thì quả là không mấy đẹp mắt và để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp nơi người khác.

     Có những người khi được mời ăn cơm thì cúi đầu ăn mà không nói với ai một lời; có người khi được mời ăn thì chỉ uống rượu mà chê thức ăn không ngon; có những người khi được mời ăn cơm thì phê bình món này nấu thiếu gia vị này, món kia nấu chưa được đậm đà cho lắm.v.v…thế là trở thành người bất lịch sự và thiếu đi tình bác ái giữa người với nhau.

     Ăn uống, thích ăn uống không phải là một điều xấu, mà có khi trở thành một nghệ thuật, cho nên khi được mời ăn cơm, hoặc đi nhà ra uqan1 ăn cơm, thì trước hết phải trở nên một người có đức ái không phê bình chê bai cơm dở cơm con; tiếp đến là cần có một phong cách lịch sự, dù trên bàn có thức ăn ngon mình thích hoặc thức ăn mình không thích thì cũng nên ăn…

     Đức ái và đắc nhân tâm là ở đó vậy.

 
224. HAI CHỒNG

Chồng muốn lấy thêm một bà vợ nữa, vợ nói:

- “Một người chồng chỉ hợp với một người vợ, lấy thêm vợ nhỏ thì xuất xứ từ điển cổ nào vậy hử ?”

Chồng nói:

- “Bà không biết trong sách Mạnh tử có viết: Người nước Tề có một thê (vợ) và một thiếp (vợ nhỏ) sao ?”

Vợ nói:

- “Nếu là như thế thì tôi cũng có thể đi kiếm thêm một ông chồng nữa”.

Chồng nói:

- “Bà nói vậy là có ý gì ?”

Bà vợ hùng hồn đầy lý lẽ nói:

- “Lẽ nào ông không nghe trong sách “đại học” có nói: Thị Trình ở Hà Nam có hai chồng hay sao ?”

 
Suy tư 224:

     Từ thuở tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã tạo dựng nên một người nam và lấy xương sườn người nam mà dựng nên người nữ, bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.[5]

Đó chính là đôi vợ chồng đầu tiên trên mặt đất.

Không ai bỏ vợ bỏ con đi lấy vợ khác mà được hạnh phúc bình an, cũng không ai bỏ chồng bỏ gia đình đi theo trai mà được hạnh phúc sung sướng, bởi vì Thiên Chúa chỉ chúc lành cho những ai tuân giữ giới răn của Ngài, và những ai hết lòng chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình.

Giáo lý Công Giáo dạy rằng: “Bí tích Hôn Phối biểu thị sự kết hợp giữa Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh. Bí tích này ban ơn giúp các đôi phối ngẫu yêu thương nhau như Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Hội Thánh . Ân sủng của bí tích kiện toàn tình yêu tự nhiên của các đôi phối ngẫu, củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly của họ và thánh hóa họ trên đường tiến về đời sống vĩnh cửu”.[6]

Đặc tính cốt yếu của bí tích hôn phối là: một vợ một chồng và bất khả phân ly.

 
225. CẦU TIÊU

Giáp và Ất là hai người rất sợ vợ.

Ất chạy qua nhà Giáp tổ khổ:

- “Cái con vợ mặt vàng khè của tôi càng ngày càng dữ tợn, trời tối rồi mà con sai tớ đi rửa cầu tiêu”.

Giáp nghe xong thì nổi giận đùng đùng, xắn tay áo lên nói:


“Cái con vợ mày quá quắc rồi, hừ, nếu mà gặp tay tớ...” lời nói chưa dứt,

 
 
 

 

 
thì vợ đứng phía sau lưng nói:

- “Nếu gặp tay ông thì thế nào hử ?”

Giáp bất giác nhỏ tiếng nói:

- “Nếu gặp tay tôi thì đi rửa gấp chứ sao”.

 
Suy tư 225:

     Có những người miệng hùm gan sứa, tức là nói những lời mạnh bạo không sợ ai, nhưng khi đụng việc thì mặt mày tái mét, tay chân run bần bật; lại có những người tuyên bố mạnh miệng mình thế này thế nọ, nhưng khi có người hung tợn hơn lên tiếng thì lại câm như hến. Đó chính là miệng hùm gan sứa, là anh hùng rơm dễ bị đốt cháy.

     Có những người Ki-tô hữu mạnh dạn tuyên bố mình không sợ cám dỗ, cám dỗ đến thì cầu nguyện nó chạy ngay, nhưng khi bạn bè rủ đi uống bia ôm thì quên mất cầu nguyện, lại còn nói có sao đâu, thế là chết trong cám dỗ; lại có những người Ki-tô hữu tuyên bố mạnh miệng nếu cám dỗ đến thì mình bỏ đi, nhưng khi cơn cám dỗ sắc dục đến thì họ không những không bỏ đi, mà lại còn khen cơn cám dỗ thật là kỳ diệu, thế là họ bị kềm hãm trong vòng tay sắc dục gỡ không ra.

     Ma quỷ không hề sợ những người tuyên bố mạnh miệng, dẫn chứng cách chống cơn cám dỗ này, cách từ chối cơn cám dỗ kia, nhưng nó chỉ sợ những người cầu nguyện liên lĩ mà thôi, bởi vì cầu nguyện liên lĩ thì có sức công phá ma quỷ gấp vạn lần tuyên bố không sợ cám dỗ…

     Người cầu nguyện liên lĩ thì giống như người luyện nội công hằng ngày, sức mạnh cũng từ đó mà tăng dần và phát huy tiềm lực vô song.

Ai hiểu thì hiểu.

 
225. BÁNH TRUNG THU[7]

Có một hiệu bánh khi tết trung thu đến thì bán bánh trung thu, trên bảng hiệu viết “bánh nhật日餅”.

Có một người nói:

- “Chữ nguyệt “” ông viết thành chữ bạch “” rồi” !”

Chủ tiệm nói:

- “Tôi làm gì tin lời nói tầm bậy của anh, chữ bạch “” còn một dấu phẩy nữa đó”.

 
Suy tư 226:

     Có những cô dâu Việt Nam ở Taiwan đa số trình độ học vấn chỉ lớp một lớp hai, hoặc chỉ biết đọc biết viết, có nhiều người trong số họ mở quán cơm, quán phở hoặc quán nước hoặc tiệm bán tạp hóa, hoặc tiệm hành nghề uốn tóc gội đầu hay làm móng tay móng chân, thì trên bảng hiệu họ viết chữ Việt sai chính tả tùm lum rất là chướng mắt, khi có người góp ý thì họ nói: người Taiwan không biết chữ Việt thì viết sai có sao đâu, nếu người Việt đọc thì dù sai chính tả hay sai lỗi thì họ cũng hiểu, đúng là lý luận của người không biết chữ...

     Có những người Ki-tô hữu giải thích sai Lời Chúa, hoặc lạm dụng Lời Chúa để giải thích theo dục vọng hoặc có lợi cho mục đích riêng của mình. Nhưng khi được góp ý thì họ trợn mắt đỏ mặt nói: Chúa dạy rõ ràng như thế, người ngoại họ không hiểu Phúc Âm, mà người có đạo thì họ cũng hiểu, có gì đâu mà làm ồn lên thế. Đúng là giữ đạo theo thị hiếu dục vọng của mình.

     Tết trung thu thì bán bánh trung thu chứ không ai viết “bánh nhật” bao giờ, chỉ có những người cố chấp và kiêu ngạo mới giải thích ý nghĩa của nó theo ý riêng của mình mà thôi.

 
226. NỊNH

Có một huyện lịnh rất thích người khác tâng bốc mình, mỗi lần ra một mệnh lệnh nào, nếu thuộc hạ mở miệng khen hay thì ông ta rất vui vẻ. Một thuộc hạ có lòng muốn nịnh ông ta nên lợi dụng lúc quan huyện có mặt, thì cố ý kề tai người bên cạnh nói nhỏ:

- “Phàm là quan ngồi ở trên cao thì phần nhiều đều thích người khác tâng bốc, chỉ có chủ nhân của chúng ta thì không như thế, ngài không hề để ý đến những lời tâng bốc của người khác !”

Quan huyện nghe được thì lập tức kêu tên thuộc hạ ấy đến trước mặt, vỗ ngực rung đùi, dương dương tự đắc, bèn khen thưởng cho tên thuộc hạ gấp bội, và nói:

- “Khà khà, chỉ có ngươi là hiểu lòng của ta, ngươi là tên thuộc hạ tốt nhất”.

Từ đó về sau tên thuộc hạ ấy càng thêm nịnh ông ta.


Suy tư 227:

     Ở đời ai cũng thích người khác nói tốt cho mình, ai cũng thích người khác nói lời khen ngợi mình, vì đó là chuyện thường tình của con người không có gì là lạ cả.

Nhưng cách đây hơn hai ngàn năm, có một người sau khi chữa lành người bị phung cùi, thì nghiêm nhặt cấm anh ta không được nói cho ai biết là mình đã chữa lành bệnh cho anh ta, nhưng người được lành bệnh phung cùi ấy, vẫn cứ lớn tiếng nói cho người khác biết ai là người chữa lành bệnh nguy hiểm ngặt nghèo cho mình, vị đó chính là Đức Chúa Giê-su. (Mc 1, 40-45)

Được người khác khen ngợi khi mình làm việc tốt việc có ích cho mọi người thì đó chính là niềm vui, nhưng sẽ vui hơn và có ý nghĩa hơn khi người khác nói những lời thật khi nhận xét về công việc của mình làm. Đó chính là hoa quả của ân sủng trong đời sống tu đức, và là kết quả của sự tu thân dưỡng tính của người quân tử vậy.

Thích người khác nói lời nịnh nọt thì khác với lời khen thật của người khác.

 
228. QUAN XỬ ÁN

Giáp và Ất mỗi người đem tiền vốn của mình đi xa làm ăn buôn bán, một hôm hai người đi đến một nơi hoang vắng không có người ở, Giáp bèn đánh chết Ất để cướp đoạt tiền vốn của Ất và trở về quê. Khi trở về nhà thì nói với người nhà của Ất rằng: Ất bất hạnh bị bệnh nên chết dọc đường rồi, gia đình Ất nghe vậy thì không hồ nghi gì cả.

Sau đó Giáp lấy luôn vợ của Ất làm vợ mình.

Không ngờ, Ất tuy bị đánh nặng nề bất tỉnh nhưng sau đó thì tỉnh lại, tìm được người giúp điều trị mấy ngày và trở về nhà, sau khi biết rõ sự việc thì viết một tờ cáo trạng trình cho quan phủ, nói bị Giáp mưu hại lấy hết tài sản và cướp vợ của mình, quan phủ phê trong bản cáo trạng như sau:

- “Ngươi nói ngươi bị Giáp đánh chết, tại sao lại biết rõ đầu đuôi ? Giáp lấy vợ ngươi là dùng tiền bạc lễ vật để cưới hỏi, sao lại là cướp vợ được chứ ?”

 
Suy tư 228:

      Xét xử một vụ án –nhất là án mạng- thì cần phải có bằng chứng, muốn có bằng chứng thì phải điều tra kỹ càng, muốn điều tra kỹ càng thì cần phải có phương pháp, có cái đầu mưu lược và một quả tim lạnh, bằng không thì sẽ không có kết quả tốt. Khi đã có kết luận chính xác rồi thì dựa vào pháp luật hiện hành mà xét xử và tuyên án, đó chính là sống và làm theo pháp luật, tức là sự công bằng của pháp luật.

     Quan phủ không đi điều tra và cũng không xét hỏi kỹ càng, thế mà phê một câu bày tỏ sự vô trách nhiệm của mình, thế mới biết sự thật bị bóp méo không phải ở bá tánh mà là ở quan phủ.

     Đức Chúa Giê-su là quan án của mọi quan án trên thế gian này, chính Ngài là sự công bằng tuyệt đối, đến ngày phán xét thế gian Ngài không cần bản cáo trạng nào cả để xét xử, nhưng cuộc sống của mỗi người chính là bản cáo trạng của mình trước mặt Ngài, bởi vì cuộc sống của mỗi người được đối chiếu với tình yêu của Ngài sẽ trở thành bản cáo trạng cho mình.

     Lúc đó thì mọi người trên thế giới đều hiểu rõ ràng câu nói: “càng cao danh vọng càng nhiều gian nan”.

Ai hiểu thì hiểu.

 
229. THÊM TÔI NỮA LÀ BA THÁNH NHÂN

Một thư sinh nói:

- “Từ cổ chí kim, mỗi thời đại khó mà xuất hiện một thánh nhân, nhớ lại trước đây từ lúc Bàn Cổ khai thiên lập địa, sinh người và sinh ra vạn vật, ai có thể so sánh với ông ta, cho nên tôi phải để ông ta thứ nhất. Sau đó thì xuất hiện Khổng tử, đạo đức học vấn vượt trên hết thảy, lượt bỏ thi thư định lễ lạc, thậm chí được gọi là “vạn thế sư biểu”, có ai mà dám không kính phục chứ ? Cho nên tôi nhường vị thế thứ hai cho ông ta. Từ hai người ấy cho đến nay thì không có thánh nhân nào xuất hiện cả !”

Sau đó anh ta cúi đầu suy nghĩ rất lâu, sau đó gật đầu tự nói một mình:

- “Phải rồi, mày nói nghe nào xuất hiện thánh nhân có khó không, thêm ta nữa thì tổng cộng mới có ba”.

 
Suy tư 229:

      Con người được Thiên Chúa dựng nên là để chia sẽ hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa, tức là được thông phần sự sống vĩnh cửu với Ngài, nhưng con người đã phạm tội và xa lìa Thiên Chúa.

    Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người là để cứu chuộc nhân loại khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, và chính Ngài đã dạy chúng ta hãy nên hoàn thiện như Cha ở trên trời.

     Hoàn thiện như Cha trên trời chính là nên thánh, mỗi người Ki-tô hữu phải là một vị thánh ở đời này trong cuộc sống của mình, và trong mọi thời đại, vì đó chính là mục đích sống ở đời này của chúng ta, đó cũng là lý do mà Đức Chúa Giê-su đã lập Hội Thánh của Ngài –Giáo Hội Công Giáo- trên nền tảng Mười Hai thánh Tông Đồ, đó cũng là lý do để Đức Chúa Giê-su lập bảy bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta, và đó cũng là lý do để Đức Mẹ Maria hiện ra chỉ dẫn thêm cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su những phương thế để nên thánh như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.

     Nên thánh là mục đích ở đời này của người Ki-tô hữu, nhưng trở nên thánh trong cuộc đời thường thì không phải dễ, nhưng nhờ ơn của Chúa giúp và nhờ quyết tâm nên thánh của mình mà chúng ta sẽ trở nên người hoàn thiện như ý của Đức Chúa Giê-su muốn.

     Tất cả mọi người đều có thể nên thánh, chứ không phải chỉ có…ba người mà thôi, bởi vì nên thánh là bổn phận của chúng ta.

 
230. THỢ DA ĐÓNG GIÀY

Có một thợ giày cuộc đời chỉ sống nhờ vào hai miếng đế giày làm vốn, thường sửa đế giày cho người ta, nhưng khách vừa đi một đoạn thì đế giày tuột ra, anh ta chỉ việc đi sau lượm lại để sửa cho người khác.

Một hôm, anh ta theo thói quen đi sau lưng người khách, người khách đi rất xa nhưng anh ta không thấy đế giày rớt đâu cả, anh ta buồn rầu khóc hu hu, nói: “Hu hu, tiền vốn mất tiêu rồi”, và trở về nhà.

Té ra đế giày đã tuột ra nằm ở trong cửa nhà khi khách vừa bước ra khỏi cửa.

 
Suy tư 230:

     Thời nay cũng có những người buôn bán làm ăn dối trá như thế, họ dùng ba tấc lưỡi để dối trá lừa lọc khách hàng; thời nay cũng có những người mặt giả nai nhưng trong lòng thì là sói dữ, họ làm bộ thơ ngây không biết gì, nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô hại người.

     Không ai làm ăn giả dối mà tồn tại lâu dài, cũng không ai có tâm hồn lang sói mà không có ngày bị “gậy ông đập lưng ông”.

     Hãy nghe sách Châm Ngôn dạy rằng:

“Có sáu điều làm Đức Chúa gớm ghét,

có bảy điều khiến Người ghê tởm:

mắt kiêu kỳ, lưỡi điêu ngoa, tay đổ máu người vô tội,

Lòng mưu tính những chuyện xấu xa,

chân mau mắn chạy đi làm điều dữ,

kẻ làm chứng gian thốt ra lời dối trá,

người gieo xung khắc giữa anh em.”[8]

     Làm điều dối trá thì ai cũng ghét, buôn gian bán lận thì sẽ bị cán cân của Thiên Chúa xét xử.

 
231. QUỶ VƯƠNG ĐIỀU TRA THẦY THUỐC

Quỷ vương sai phái quỷ con lên dương gian điều tra một thầy thuốc nổi tiếng và dặn dò hắn ta:

- “Nhà nào mà trước cửa không có các âm hồn chính là nhà nó”.

Bầy quỷ con chia nhau đi đến trước cửa các nhà thầy thuốc, thì đều thấy trước cửa nhà họ có rất nhiều âm hồn tụ tập ở đó. Cuối cùng chúng nó đến một căn nhà thì thấy có một âm hồn đang lảng vảng lưu luyến trước cửa nhà, trong lòng quỷ con rất vui, bèn nói:

- “Có lẽ đây là nhà thầy thuốc nổi tiếng chăng ?”

Kết quả điều tra: té ra là nhà này mới mở phòng mạch hôm qua.

 
Suy tư 231:

     Bác sĩ giỏi và có lương tâm nghề nghiệp thì cứu được nhiều mạng sống của bệnh nhân, đó chính là một ân huệ lớn mà Thiên Chúa ban cho các bác sĩ để họ thay mặt Ngài mà cứu giúp người khác.

     Bác sĩ giỏi và có lương tâm như mẹ hiền thì là niềm vui và tự hào không những của người bệnh mà còn là niềm tự hào của dân tộc.

     Thời nay có những bác sĩ giỏi nhưng không có lương tâm của bác sĩ, thay vì đi cứu sống bệnh nhân thì họ lại giết bệnh nhân bằng cách thấy bệnh nặng không cứu vì bệnh nhân là những người nghèo khổ., hoặc là thấy bệnh nhân sắp chết mà không chữa vì chưa đến giờ làm việc. Những bác sĩ loại này là niềm tủi nhục cho một dân tộc và là niềm ô nhục cho ngành bác sĩ: lương y như từ mẫu.

     Các linh mục là những bác sĩ của các linh hồn bệnh hoạn (tội nhân), nếu các linh mục không mau mắn ngồi tòa giải tội, hoặc vì không phải giờ ngồi tòa mà từ chối khi giáo dân muốn xưng tội, thì chẳng khác gì các ngài giết chết linh hồn người tín hữu vậy.

     Linh mục chính là thầy thuốc thiêng liêng của các linh hồn, mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài khi các ngài lãnh nhận thiên chức linh mục.

 
232. GẠO

Có một phụ nữ tư thông với người khác, khi đang làm chuyện mây gió trong phòng thì không may gặp chồng từ ngoài đi về, trong lúc vội vàng thì người phụ nữ nói người đàn ông ấy ngồi trong cái bao tải và bỏ sau cửa.
Người chồng lấy làm kỳ cục, bèn hỏi cái gì trong bao tải, người vợ nhất thời đang hoảng hốt ấp úng không nói được, thì đột nhiên trong bao tải có tiếng nói: “Gạo đấy”.

 
Suy tư 232:

     Khi con người ta phạm tội thì có hai tiếng nói –không phải trong bao tải- nhưng là trong tâm hồn: một là tiếng nói của lương tâm biểu đừng phạm tội và nếu đã phạm tội thì mau mau ăn năn sám hối chừa bỏ tội; hai là tiếng nói của xác thịt, tức là của dục vọng ma quỷ thúc giục chúng ta làm điều dữ, và nếu đã làm điều dữ rồi thì nó càng bày ra trước mắt những lợi lộc của thế gian, những xấu hổ phải chịu khi chúng ta hối lỗi.

     Tiếng nói của lương tâm là tiếng của Chúa luôn là cảnh báo nhắc nhở chúng ta; tiếng nói đồng lòng và xúi giục làm điều xấu là tiếng nói của ma quỷ.

     Sống giữa xã hội duy vật và hưởng thụ này, người Ki-tô hữu cần phải tỉnh táo và sáng suốt để phân biệt đâu là tiếng nói của Chúa, và đâu là tiếng nói của ma quỷ.

 
233. ĐỘI NÓN

Có một người trốn nợ tình cờ gặp chuyện gấp nên phải đi ra khỏi nhà, nhưng vì sợ người ta nhìn thấy nên đội cái nón để đi, không ngờ lại gặp chủ nợ nhìn thấy, gõ vào cái nón giành của anh ta, nói:

- “Mày nói ngày nào trả nợ cho tao hử ?”

Anh ta bèn tạm ứng phó, nói:

- “Ngày mai”.

Không lâu sau đó thì mưa như trút, trên cái nón lá như có ai gõ kêu lộp bộp lộp bộp, anh ta rất hoảng hốt vội vàng nói liên tục:

- “Nhứt định là ngày mai”.

 
Suy tư 233:

      Người ta nói có tật giật mình.

     Người có tật ăn trộm thì luôn giật mình mắt láo liên vì cứ sợ tưởng người ta nhìn thấy hành vi của mình; người ngoại tình thì có tật hay dòm trước ngó sau vì sợ chồng (vợ) bắt gặp mình đi vụng trộm với người khác; người nói dối thì luôn giật mình vì sợ người khác biết mình nói dối…

     Tật gì cũng do lòng tham mà ra, lòng tham chính là dục vọng của con người: tham ăn uống nên thường ăn vụng và say sưa, tham tiền nên đi ăn cướp, tham tình nên đi ngoại tình, cho nên cuộc sống của họ không có lúc nào tâm hồn được bằng an. Bởi vì dù cho họ có lấy nón (hành vi cử chỉ bên ngoài) để che đậy lòng tham lam bên trong tâm hồn, thì họ vẫn cứ bị Thiên Chúa (ông chủ) nhìn thấy, và một ngày nào đó mọi người cũng sẽ nhìn thấy…

     Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “có thì nói có, không thì nói không”, là để cho chúng ta có cuộc sống bằng an và hạnh phúc không những ở đời này, mà còn ở đời sau nữa.

 
234. VỢ BƯNG TRÀ

Một nhà nghèo nọ có khách đến thăm, chồng vì muốn sĩ diện nên lớn tiếng gọi:

- “Dọn trà ra”.

Bà vợ không chịu được, nên chỉ biết rót trà bưng ra, chồng làm bộ điệu ta đây thuận miệng hét lớn:

- “Đàn ông nhà ngươi đi đâu rồi ?”

 
Suy tư 234:

      Trong xã hội có những ông chồng không bao giờ thấy nỗi khổ tâm của bà vợ, nên thường hay hạch sách la lối cộc cằn lỗ mãng coi vợ như đứa ở trong nhà; có những người bố không bao giờ nghĩ đến sự nhục nhã của các con với bạn bè của chúng nó, nên cứ sáng xỉn chiều say tối lê lết.

     Người đàn ông đạo đức thì trước hết là biết kính sợ Thiên Chúa, sau đó là biết yêu thương vợ con và lo lắng cho gia đình; người đàn ông đạo đức thì không rượu chè cờ bạc và không la cà ở quán nhậu sau giờ làm việc, bởi vì:

“Đừng nhập bọn với quân chè chén say sưa,

với những kẻ chỉ mê ăn mê nhậu.

Bởi vì kẻ say sưa ăn nhậu ắt sẽ phải túng nghèo;

kẻ mơ màng buồn ngủ sẽ khố rách áo ôm”.[9]

     Người đàn ông khôn ngoan thì biết đặt gia đình trên tất cả mọi thú vui, bởi vì không có thú vui và hạnh phúc nào cho bằng hạnh phúc gia đình, sách Giảng Viên đã dạy rằng:

“Cùng với người vợ yêu thương,

bạn hãy hưỡng trọn cuộc đời,

hết mọi ngày trong kiếp sống phù du

đã được ban cho bạn dưới ánh mặt trời,

vì đó là phần bạn đáng hưởng trong cuộc đời,

giữa bao công việc khó nhọc bạn làm

dưới ánh mặt trời, trong những ngày của kiếp sống phù du”.[10]

 
235. ĐÁNH NHAU

Con trai của thầy giáo và con trai của quan huyện đánh nhau, mỗi lần đánh nhau là con của thầy giáo đều bị thua, về nhà khóc và nói cho mẹ biết, bà mẹ nói:

- “Nhà của họ đều ăn thịt cho nên cường tráng biết đánh nhau, nhà của chúng ta chỉ ăn toàn là đậu hủ nên không có sức lực, thì làm sao có thể địch lại nó chứ ?”

Thầy giáo nói:

- “Té ra là như thế, con trai nè, đừng vội, đợi cúng tế[11] xong thì chắc là báo thù được”.

 
Suy tư 235:

     Ăn thịt hay ăn đậu hủ chỉ là cái cớ của bà mẹ nói ra, để con trai không đi đánh lộn với con cái hàng xóm nữa mà thôi.

     Có những người ăn chay nhưng vẫn cứ nhiều thói hư tật xấu không thay đổi, tâm hồn nặng nề những đam mê, trái lại có những người ăn mặn nhưng tâm hồn họ rất nhẹ nhàng thanh thoát; có những người ăn thịt nhưng tâm hồn thì yếm thế, nhát gan sợ sệt trước những bất công của xã hội, trái lại có những người chỉ ăn đậu hủ nhưng họ rất can đảm dám nói lên sự thật và biết đồng cảm với những người bất hạnh…

     Ăn chay hay ăn mặn thì không là gì cả, bởi vì như Thiên Chúa đã dung miệng tiên tri I-sai-a để nói với chúng ta:

“Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã,

để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…

“Cách ăn chay mà ta ưa thích

chẳng phải là thế này sao:

mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,

trả tự do cho người bị áp bức,

đập tan mọi gông cùm ?

Chẳng phải là chia cơm cho người đói,

rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;

thấy ai mình trần thì cho áo che thân,

không ngoảnh mặt làm ngơ

trước người anh em cốt nhục ?”[12]

 
236. NUỐT LY

Có một người ăn uống rất khỏe, ngày nọ đi ăn tiệc nhìn thấy ly uống rượu trên bàn quá nhỏ thì khóc lớn, khiến cho chủ nhà hoảng lên vội vàng hỏi anh ta nguyên nhân ? Anh ta trả lời:
 
- “Tôi thấy vật thì cảm thương, nhớ lại ngày bố tôi chết, ông ta hoàn toàn không có bệnh gì cả, chỉ vì bạn bè mời ông ta uống rượu, cũng giống như hôm nay anh bày ly trên bàn vậy, không ngờ khi uống thì nghe một tiếng “nấc” nuốt luôn cái ly và chết ngay lập tức, hôm nay tôi thấy cái ly này cũng nhỏ như thế, sao lại không thương tâm chảy nước mắt chứ ?”


Suy tư 236:

     Rượu là chất cay nồng khi uống vào thì kích thích hệ thần kinh của con người, cho nên nó có thể là loại thuốc bổ cho những người biết cách dùng rượu, và đồng thời nó cũng là loại thuốc độc cho những người làm dụng nó.

     Quây quần bên chai rượu thì ai cũng vui vẻ, uống một hai ly đầu thì tinh thần phấn chấn, uống qua ly thứ ba thứ tư thì tình thần bốc khói, uống một nửa chai thì lý trí có vấn đề, uống hai phần ba chai thì nói năng lảm nhảm như người mất trí, uống hết chai thì trở thành người điên thật trong vài giờ…

     Có người chết vì bệnh, có người chết vì tuổi già sức yếu, có người chết vì những căn bệnh hiểm nghèo.v.v…những cái chết này thì ai cũng thương cảm, nhưng người say rượu mà không may bị tai nạn hoặc tử vong, thì ít được sự đồng cảm của người khác, bởi vì thời nay con người ta quá dị ứng với người say rượu.

     Rượu là kẻ thù của hạnh phúc gia đình, nhưng người say rượu là kẻ trực tiếp “cầm lửa” đốt cháy ngôi nhà yêu thương của mình.

 
237. QUẢ BÓNG

Có người mọc một khối u lớn nơi cổ, khi đang hóng mát ở nhà chùa thì vô tình ngủ say. Lúc ấy thần xuất hiện nhìn thấy người ấy, bèn hỏi người tùy tùng:

- “Đó là cái gì ?”

- “Là một quả bóng ?”

Thần ra lệnh cho người tùy tùng đi lấy “quả bóng” ấy.

Người ấy tỉnh dậy thì không thấy cái khối u đâu cả nên rất vui mừng và đi về nhà. Qua ngày hôm sau, lại có người cũng có một khối u nghe chuyện lạ như thế bèn vào trong chùa để ngủ, lần này thần ra lệnh cho tùy tùng:

- “Đem quả bóng hôm qua trả lại cho nó !”

Suy tư 237:

     Cơ hội chỉ đến một lần và vận may cũng không thể ngày nào cũng có, cho nên người khôn ngoan thì biết nắm lấy cơ hội hiếm có và biết chớp thời cơ khi vận may đến, bởi vì đi chậm một bước thì cơ hội hoặc vận may sẽ không còn.

     Trong các sách Tin Mừng, Thiên Chúa luôn để cơ hội cho những người mà Ngài yêu mến, tức là những người tội lỗi, để họ có cơ hội trở về nẻo chính đàng ngay, trở về với tình yêu của Ngài:

- Đức Chúa Giê-su đến nhà của ông Gia-kêu để cùng ăn cơm với ông, Ngài đã cho ông một cơ hội và ông đã hoán cải.

- Với người phụ nữ ngoại tình, Đức Chúa Giê-su đã nói: “chị về đi và đừng phạm tội nữa”, đã cho bà ta một cơ hội rất lớn làm lại cuộc đời.

- Với ánh mắt yêu thương, Đức Chúa Giê-su đã cho ông Phê-rô một cơ hội để hối lỗi của mình…

Trong cuộc sống của mỗi người, Thiên Chúa cũng để cho chúng ta nhiều cơ hội để chúng ta nhìn rõ con người tội lỗi của mình để sám hối và trở về với Chúa. Mà cơ hội lớn nhất đó chính là Mùa Chay thánh, mùa của ân sủng và thánh đức, mùa của yêu thương và tha thứ, mùa của hối cải và trở về…

       Cơ hội như một quả bóng bay, nếu chúng ta lơ là không để ý thì nó sẽ bay và nổ tung trên không.

 
238. TÊN THUỐC

Có một người tha phương cầu thực đã lâu, bỗng một hôm trở về nhà, thì thấy vợ mình đang nuôi ba đứa con nhỏ thì rất kinh ngạc, bèn hỏi vợ tại sao chồng không có nhà mà cũng mang thai, vợ trả lời:

- “Thiếp nhớ thương chàng vô cùng, ba đứa con này là do nhớ chàng mà sinh ra đó, cho nên thiếp đặt tên cho ba đứa con đều bao hàm ý nghĩa là nhớ chàng ! Thằng con cả tên là “Viễn Chí”[13] để nhớ chàng ở phương xa, đứa thứ hai tên “Đương Quy”[14] là mong chàng mau trở về, đứa thứ ba tên “Hồi Hương”[15] là mong muốn chàng trở về nhà”.

Chồng nghe xong thì chậm rãi nói:

- “Nếu tôi đi tha hương thêm vài năm nữa, thì trong nhà có thể mở một tiệm thuốc bổ”

 
Suy tư 238:

     Đức Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài hứa là sẽ đến lại lần thứ hai trong vinh quang, lời hứa này sẽ ứng nghiệm trong một ngày nào đó không ai biết được, do đó mà Ngài đã nhắc nhở chúng ta: hãy tỉnh thức và sẵn sàng luôn, vì không biết ngày nào giờ nào Con Người sẽ đến.

     Đức Chúa Giê-su chưa trở lại, cho nên có nhiều người Ki-tô hữu đã bỏ Giáo Hội mà ra đi gây nhiều điều đau khổ cho Giáo Hội; Đức Chúa Giê-su lâu quá chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đã cam tâm làm đệ tử của ma quỷ để đánh phá Giáo Hội của Ngài; Đức Chúa Giê-su chưa trở lại nên có những người Ki-tô hữu đi “kết hôn” với quyền lực của tội ác để gọi là vì “yêu thương” Giáo Hội của Chúa…

     Kiên trì trong ơn gọi làm người Ki-tô hữu chính là chờ đợi Đức Chúa Giê-su đến lại trong vinh quang, đó cũng là một hồng phúc to lớn mà Đức Chúa Giê-su đã hứa: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”.[16]

     Đó chính là hồi kết cuộc đời có hậu của người Ki-tô hữu vậy.

     
239. TRONG BỤNG KHÔNG CÓ GÌ

Có tú tài nọ chuẩn bị lên kinh thành để thi, vì mỗi ngày tập viết văn nên rất chán ngán, vợ nhìn thấy tình hình như thế thì nói:

- “Làm văn không dễ dàng, giống như phụ nữ sinh con vậy”.

Chồng nói:

- “Viết văn chương so với sinh con thì khó hơn nhiều”.

- “Tại sao ?”

Chồng trả lời:

- “Bởi vì khi sinh thì chỉ đem con ở trong bụng bà ra là được rồi, nhưng trong bụng ta thì chẳng có gì cả, thì làm gì mà ra được văn chương chứ ?”

Suy tư 239:

     Có những bài văn không thực tế nên ít hấp dẫn người đọc; có những bài luận án chỉ đi “cóp py” lại trên những bài báo nên không đạt chỉ tiêu; có những trang luận án tiến sĩ không phải do mình dày công nghiên cứu, mà chỉ đưa tiền cho người khác viết dùm, cho nên thời gian học đã qua mà không cầm được mảnh bằng trong tay. Bởi vì viết văn hay viết luận án hoặc làm bài luận, thì trong đầu trong óc phải có những khái niệm và đi thực tế thì mới đạt kết quả và hấp dẫn người đọc.

     Có một vài linh mục giảng mà giáo dân không ai hiểu gì cả, bởi vì ngài dẫn chứng trong sách này sách nọ chứ không phải do ngài cảm nghiệm được; có những linh mục khi giảng thì hết dẫn chứng tiếng tây đến tiếng tàu nên giáo dân không hiểu gì cả, bởi vì các ngài không phân biệt được bài giảng trong Phúc Âm và bài giảng dạy khi lên lớp giáo lý hoặc kinh thánh.

     Bài giảng hay, hấp dẫn là bài giảng được ấp ủ trong bụng, trong óc, trong tim và cảm nghiệm trong cuộc sống, và nhờ ơn Chúa mà diễn đạt qua giọng nói và cử chỉ (dáng điệu) của mình mà giáo dân hiểu được Lời Chúa khi mình giảng.

     Đúng là soạn bài giảng cũng khó như bà mẹ sinh con, nhưng càng khó hơn khi trong bụng không có gì cả.

Ha ha ha, chí lí thay !

 
240. NHẠO KHÁCH KHÔNG ĐI

Ở thôn nọ thường có một con hổ trên rừng về giết hại dân.

Có một người ở địa phương khác tới đó buôn bán bình sứ, đột nhiên nhìn thấy một con hổ đang há miệng nhe nanh đi tới, trong lúc hốt hoảng anh ta cầm đồ gốm sứ ném thẳng vào con hổ, nhưng cũng không làm cho con hổ bỏ đi, anh ta lại lấy một cái bình sứ ném tiếp, con hổ vẫn không đi.
Cứ thế hồi lâu, anh ta ném gần hết các đồ sứ của mình, chỉ còn lại cái cuối cùng, anh ta vội lớn tiếng nói:

- “Con lạy ông, ông hổ, ông đi thì vẫn chỉ còn một cái, ông không đi thì cũng vẫn chỉ còn một cái !”

 
Suy tư 240:

      Khi tên trộm đã quyết tâm ăn trộm, thì chỉ cần chủ nhà sơ hở lơ đển thì liền bị nó đến vơ vét của cải, cho nên phải luôn luôn đề phòng là hay hơn cả.

     Khi ma quỷ quyết tâm cướp linh hồn của chúng ta –những người Ki-tô hữu- thì chúng nó tìm nhiều cách để chúng ta mất linh hồn, mà dịp thuận tiện nhất của nó là khi chúng ta lơ là cầu nguyện, lơ là công việc bác ái, và lơ là trong bổn phận của mình. Cách hay nhất để ma quỷ không dám cướp linh hồn chúng ta đó là chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện, như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy.

     Dùng bình sứ để đuổi con hổ thì chẳng khác gì làm trò cười cho nó, nhưng phải dùng vũ khí để đuổi nó; cũng vậy, đánh đuổi mà quỷ thì không thể đọc qua loa vài câu kinh sách, như thế chỉ làm trò cười cho nó mà thôi, nhưng phải dung vũ khí tối tân là: siêng năng rước Mình Thánh Chúa, luôn luôn cầu nguyện và quyết tâm thay đổi cách sống của mình.

     Ma quỷ chính là con hổ đang há miệng nhe nanh rảo quanh chúng ta mà gầm thét, làm cho chúng ta không đi đến được với Chúa và với tha nhân, và tội lỗi chính là hiện thân của nó vậy !

 
241. TRUY ĐẾN CÙNG

Có một hòa thượng cầu siêu cho người chết, phải có ba nén bạc thì bảo đảm đưa hồn đến tận tây phương cực lạc.

Có một phụ nữ xin cầu siêu cho chồng, đưa cho hòa thượng hai nén bạc, hòa thượng bèn cầu siêu đưa hồn qua đông phương, người phụ nữ không vui, hòa thượng nói thẳng ra là còn thiếu một nén bạc, người phụ nữ lập tức đưa thêm một nén bạc cho hòa thượng, hòa thượng cũng tức thời đổi miệng tụng bài kinh đưa hồn đi tây phương. Người phụ nữ trong lòng bi thảm buồn sầu khóc lớn, nói:

- “Chồng của tôi ạ, chỉ vì mấy nén bạc mà ông chạy qua đông rồi lại chạy qua tây, thật là khổ thân ông quá…”

 
Suy tư 241:

      Có một vài tín hữu hồ nghi việc đem tiền đi xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, không phải họ hồ nghi về tình yêu và ân sủng của Chúa dành cho các linh hồn trong luyện ngục, qua những việc lành phúc đức hoặc hy sinh của chúng ta; cũng không phải họ nghi ngờ về kho tàng ơn thánh mà Giáo Hội đã nhờ công nghiệp của Đức Chúa Giê-su mà ở ra cho con cái trong việc nhận lãnh ơn đại xá hoặc tiểu xá, nhưng họ hồ nghi về việc làm của một số linh mục không theo đúng luật của Giáo Hội trong việc dâng lễ cầu hồn, bởi vì có một vài linh mục đem thánh lễ cầu hồn chia ra thành nhiều bậc theo ý của mình, để tăng them tiền xin lễ nơi giáo dân, cũng một lễ cầu hồn mà:

- Bỗng lễ nhiều thì lễ cầu hồn bậc nhất, tức là có treo cờ, có ca đoàn hát.

- Bỗng lễ vừa vừa thì lễ cầu hồn bậc hai, tức là có treo cờ mà không có ca đoàn hát.

- Bỗng lễ theo đúng tòa giám mục đưa ra thì là lễ bậc ba, chỉ…làm lễ chay, tức là không treo cờ, không có ca đoàn gì cả.

Thánh lễ thì vô giá, không có tiền bạc vật chất nào ở thế gian này có thể mua được, cho nên không thể buôn bán thánh lễ, và cũng không thể có thánh lễ cầu hồn bậc này bậc nọ theo ý của người này người nọ.

 
242. THIÊN LÝ MÃ

Quan Công cưỡi con ngựa Xích Thố mỗi ngày chạy được ngàn dặm, Châu Thương vác cây thanh long đao cũng ngày đi được ngàn dặm. Quan Công nhìn Châu Thương quá khó nhọc nên muốn tìm một con ngựa cho Châu Thương cưỡi, nhưng không tìm ra con ngựa nào ngày đi được ngàn dặm, nhưng cuối cùng cũng tìm được con ngựa ngày đi chin trăm dặm, bèn trả giá cao để mua con ngựa ấy tặng cho Châu Thương.

Từ đó về sau, Châu Thương cưỡi ngựa đi theo Quan Công, nhưng mỗi ngày bị chậm một trăm dặm, hai ngày chậm hai trăm dặm, Châu Thương nhìn lại thì cảm thấy không ổn nên vội vàng xuống ngựa, nhưng không nở để mất con ngựa, thế là anh ta tìm một sợi dây thừng, cột móng ngựa lại và móc trên đao, rồi vác đao mà chạy theo Quan Công.

 
Suy tư 242:

     Ngựa là phương tiện di chuyển của người xưa, ngựa tốt thì chạy nhanh và ra trận giỏi, mà ngựa ngày đi ngàn dặm thì là ngựa rất đặc biệt. Nhưng ngựa không phải là tất cả, bởi vì còn có những người chạy khỏe hơn cả ngựa.

     Tất cả các phương tiện kỹ thuật của khoa học đều để phục vụ cho con người, để con người đạt đến mục đích mà họ muốn đến, chứ nó (phương tiện) không thể là cứu cánh của con người được, cho nên có những lúc nào đó con người nên “cột” phương tiện lại để đi sâu vào trong nội tâm của mình, bởi vì phương tiện rồi cũng sẽ có lúc nào đó trở thành tảng đá cản bước tiến của mình.

     Ai dùng phương tiện làm mục đích của mình, thì phương tiện sẽ trở thành làn sóng ngầm dìm mình trong đau khổ; ai dùng phương tiện để đạt tới cứu cánh, thì phương tiện sẽ trở thành người bạn đắc lực đem hạnh phúc đến cho họ và cho tha nhân.

     Bảy phép bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra là phương tiện để chúng ta đạt đến hạnh phúc Nước Trời, nhưng nếu chúng ta lạm dụng (hoặc sử dụng cách bất chính) thì các bí tích sẽ trở thành án phạt đời đời cho chúng ta.

 
243. TÉ NGÃ

Có một người đi bộ, đột nhiên té nhào, vừa mới đứng lên thì lại té lần nữa, đầu đau tóe lửa, thế là nổi giận chửi:
 
- “Nếu biết trước té lần nữa thì ta không thèm đứng dậy !”

Suy tư 243:

     Trong cuộc sống không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy đến cho mình, cũng không ai có thể khẳng định ngày mai là ngày tốt hay xấu của mình, bởi vì ngày mai là thì tương lai, nên nó hoàn toàn thuộc về Đấng Tạo Hóa toàn năng là Thiên Chúa, cho nên Đức Chúa Giê-su mới cảnh tỉnh chúng ta: hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ.

     Từ công chính trở thành bất chính chỉ cách nhau một sợi tóc, khoảng cách từ thánh thiện bước qua tội lỗi cũng chỉ ngắn bằng một sợi tóc, nó mong manh và nguy hiểm vô cùng, cho nên không một người Ki-tô hữu nào dám vỗ ngực tự xưng mình là người thánh thiện mà chê bai anh chị em mình là kẻ tội lỗi.

     Ngã xuống (phạm tội) mà biết mau mắn đứng lên thì hạnh phúc hơn là cứ ngã hoài trong tội lỗi, bởi vì mỗi cố gắng của chúng ta (tội nhân) sẽ không vô ích trước mặt Thiên Chúa nhân lành và yêu thương, Ngài thích kẻ tội lỗi sám hối, hơn là người công chính không cần sám hối.

     Hôm nay sống trong ơn nghĩa Chúa, ngày mai như thế nào thì không ai biết được, cho nên mỗi giây mỗi phút luôn cầu xin cho được bền đỗ trong ơn gọi nên thánh, và sống tốt giây phút hiện tại là hạnh phúc rồi.

     Nếu biết trước sẽ phạm tội thì chắc ít người phạm tội, nhưng ai biết được ngày mai như thế nào ?

 
244. TẠI SAO KHÔNG CÓ KẺ TRỘM

Có một tên trộm ban đêm đến một nhà giàu có để trộm đồ, nhưng không may gặp chủ nhà vừa về đến, tên trộm hoảng sợ chạy trốn bỏ lại cái áo da của mình.

Phú ông nhặt được cái áo da thì rất đắc ý, thế là trong lòng nghĩ phải nhặt thêm một cái nữa, do đó mà thường thường đợi đến đêm khuya mới về nhà, nhưng mỗi lần về thì thấy cửa nhà vẫn đóng kín mít, ông ta tức giận nói:

- “Tại sao không có thằng trộm nào hết vậy ?”

 
Suy tư 244:

     Không ai muốn trộm đến nhà cả, và cũng không ai muốn ngày ngày bỏ công việc để đợi trộm đến, chỉ có những người có lòng tham như ông nhà giàu kia mới làm như thế mà thôi.

     Ngày giờ Chúa đến thì như kẻ trộm không ai biết trước được, cho nên cần phải tỉnh thức để đợi Chúa đến, tỉnh thức và cầu nguyện chứ không phải chơi bời đến khuya mới về bắt trộm.

- Có những người Ki-tô hữu lớn tuổi cứ trách Chúa sao không đến đem mình đi, họ quên mất rằng giờ Chúa đến thì như kẻ trộm.

- Có những con cái thấy cha mẹ già quá rồi mà chưa “đi”, thế là họ trách Chúa sao để cha mẹ sống lâu thế làm khổ con cháu, họ quên mất rằng cha mẹ chính là công đức của con cái, là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ.

- Có những người nằm lâu trên giường bệnh cứ trách Chúa sao phạt mình lâu vậy, họ quên mất rằng nhờ những đau khổ ấy mà họ được dự phần vào những đau khổ của Đức Chúa Giê-su và được đền bù những tội lỗi của họ.

Sớm hay muộn gì thì giờ Chúa cũng đến, cho nên đừng oán trách là Chúa sao không đến, những hãy luôn chuẩn bị linh hồn để đợi Ngài đến.

 
245. UỔNG CÔNG SỬA NHÀ

Vu tiên sinh chỉ biết đọc sách chứ không biết lo việc gia đình, căn nhà đã bị hư hại cũng không muốn sửa chữa. Khi gặp trời mưa thì nhà bị dột khắp nơi, ban đêm phải chạy tới chạy lui tránh mưa dột nên không ngủ được, vợ và con cái oán giận ông ta và không muốn ở trong nhà nữa, lúc ấy ông Vu mới lo đi thuê thợ hồ đến sửa lại nhà.

Nhà vừa sửa xong thì trời lại quang đãng không mưa, ban đêm lại có ánh trăng sáng vằng vặc trên trời. Vu tiên sinh mỗi khi nhìn mặt trời và mặt trăng thì ảo não nói:

- “Ái dà, tôi thật là người khổ tâm ! Nhà vừa mới sửa xong thì trời lại không mưa, đây không phải là uổng công sửa nhà sao ?”

Suy tư 245:

     Có những căn nhà mục nát không thể sửa được, cần phải phá đi để làm mới lại; có những căn nhà chỉ cần sửa là có thể ở được, mà không cần xây lại mới, nhưng cũng có những căn nhà không cần sửa mà cũng không cần xây lại, chỉ cần ngày ngày gia cố cho vững chắc là không sợ mưa gió hay bảo táp, đó chính là ngôi nhà tâm hồn của con người.

     Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần ngự, là tòa nhà không phải dựng nên bằng vật chất chưng là bằng bí tích Rửa Tội và được gia cố bằng các ân sủng của Chúa, đó chính là các bí tích của Đức Chúa Giê-su lập ra và kho tàng ân xá của Giáo Hội. Đền thờ này chỉ cần gia cố thêm khi họ sống trong ơn nghĩa của Chúa, nhưng cần phải xây dựng lại khi họ sống trong tội lỗi mà muốn trở nên người con cái của Chúa và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su…

     Khi đã quyết tâm xây dựng tâm hồn mình trở thành đền thờ cho Thiên Chúa ngự, thì dứt khoát không hối hận vì mình đã hoán cải, không buồn bả vì những từ bỏ quá khứ của mình, nhưng vui vẻ ca tụng tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho mình hôm nay và ngày mai, bằng cách gia cố thêm các ân sủng của Chúa ban cho.

     Chỉ có ma quỷ mới nói: đừng sửa nhà, đừng sửa nhà, uổng công lắm vì mày phạm nhiều tội quá, Chúa không tha thứ cho mày đâu !!!

 
246. THẮNG NÓ GẤP ĐÔI

Bắc Tề cao tổ Hoàng đế thường triệu tập một số cần thần mà ông ta ưa thích, cùng ông ta nói chuyện trên trời dưới đất.

Một hôm, Cao Tổ hoàng đế hướng dẫn họ đọc “văn tuyển”, khi đọc tới bài “thơ du tiên””của Quách Phác thì Cao Tổ khen ngợi không cùng, các cận thần bên cạnh cũng đều khen ngợi. Chỉ có Thạch Động Thống là không những không khen ngợi, lại còn đứng lên nói:

- “Bài thơ này có gì là hay nào ? Nếu để tôi làm thì tôi có thể thắng ông ta gấp đôi !”

Cao Tổ nghe xong thì không vui, ngẫm nghĩ rất lâu rồi mới nói:

- “Ông là ai mà dám tự cao tự đại như thế, lại còn dám tự khoe là thơ của mình cao gấp đôi thơ của Quách Phác nữa, phải chăng là muốn tìm cái chết ?”

Thạch Động Thống lập tức trả lời:

- “Mọi người để tôi làm thì hay hơn, nếu như tôi không thể thắng ông ta thì tự nguyện chết !”  thế là mọi người để ông ta làm thơ.

Thạch Động Thống nói:

- ”Trong “du tiên thơ””của Quách Phác nói:

    
247. ĐI NHÀ KHÁC MÀ ĐAU

Người nọ trên chân có mọc cái mụt (nhọt) độc  đau không thể tả được, bèn nói với người nhà:

- “Mấy người giúp tôi khoét một cái lổ trên bức tường”.

Cái lổ trên tường vừa khoét xong, anh ta bèn lấy cái chân đau bỏ vào đưa chân qua nhà hàng xóm, người nhà hỏi:

- “Anh bỏ cái chân qua bên nhà hàng xóm là có ý gì ?”

Anh ta trả lời:

- “Cái chân của tôi đau chịu không thấu, bây giờ tôi để nó qua nhà bên kia mà đau !”

 
Suy tư 247:

     Không chữa trị tận căn thì không thể lành bệnh được, cái chân đau không chịu chữa trị thì dù có thòng cả hai chân qua nhà hàng xóm thì vẫn cứ đau như thường.

     Có nhiều người Ki-tô hữu khi đi xưng tội, tức là đi chữa bệnh cho linh hồn mình, nhưng bệnh mình không chữa lại đem bệnh của người khác nói với cha giải tội, họ làm như thế thì chẳng khác gì lợi dụng tòa cáo giải để “hành tội” tha nhân. Bởi vì, có những người Ki-tô hữu đi xưng tội thì đổ tội cho người khác, nào là: tại vì nó cám dỗ con nên con mới phạm tội; nào là vì ông ta chửi con nên con mới chửi lại ông ta; nào là nó mồm mép xỉa xói con nên con mới tức lên mà đánh nó.v.v… Đi xưng tội là cáo tội của mình chứ không phải cáo tội của người khác, là thành thật thú tội của mình đã phạm chứ không phải vì lý do này hay lý do nọ mà mình phạm tội.

     Bỏ cái chân đau hướng qua nhà người khác để nó đi chỗ khác mà đau, thì chẳng khác gì đi xưng tội mà cáo tội người khác vậy, không những tội không được tha mà còn mắc thêm tội nói hành nói tỏi người khác.

248. BÁC SĨ NGOẠI KHOA

Có một bác sĩ tự cho mình rất giỏi về ngoại khoa. Có một phó tướng bị một mũi tên bắn trúng ngay màng bụng khi quân hai bên giao chiến, liền mời bác sĩ ấy đến trị. Bác sĩ cầm kéo cắt ngang cán tên bên ngoài, sau đó đòi tiền công điều trị.

Phó tướng nói:

- “Nếu chỉ cắt cán tên bên ngoài thì ai lại không làm được, đầu mũi tên vẫn còn trong thịt ấy !”

Bác sĩ xua tay nói:

- “Việc ngoại khoa tôi đã làm xong, còn đó là việc của nội khoa, không can gì đến tôi cả !”

Suy tư 248:

     Thời nay có những nha sĩ răng đau không nhổ lại đi nhổ răng lành của người bệnh; có những bác sĩ bệnh nhân đau bụng thì cho thuốc đau bao tử mà không khám cần khám gì cả; có những bác sĩ không chữa trị dứt hẳn cơn bệnh cho bệnh nhân, mà cứ để cho bệnh nhân không nặng không nhẹ. Cho nên, tất cả các bác sĩ loại ấy thì người ta gọi là những bác sĩ vô lương tâm.

Vô lương tâm tức là vô tài vô đức.

 
249. NGỒI TRÊN TIỀN

Triều nhà Tống thời Thiệu Hưng hoàng đế, có Trương Tuần Vương yêu tiền hơn yêu cả mạng sống mình. Hoàng đế ra lệnh cho một diễn viên hóa trang thành nhà tướng học, nói với các quan văn võ đại thần:

- “Những người quyền quý trên thế giới đều có thiên tướng của họ, dùng kính viễn vọng để nhìn, thì chỉ nhìn thấy thiên tướng của họ chứ không nhìn thấy người. Ở đây không có viễn vọng kính thì dùng đồng tiền để thay thế cũng được”.

Để anh ta nhìn hoàng đế, diễn viên nói: “Là ngôi sao hoàng đế”, sau đó để anh ta nhìn thái sư Viên, diễn viên nói: “là ngôi sao thừa tướng”, lại để anh ta nhìn Hàn Thế Trung, diễn viên nói: “là ngôi sao tướng quân”, rồi để anh ta nhìn Trương Tuần Vương, nhưng diễn viên nói: “không nhìn thấy sao nào cả”, mọi người cảm thấy lạ bèn kêu anh ta nhìn lại lần nữa, diễn viên nhìn lại lần nữa, nói:

- “Vẫn là nhìn không thấy ngôi sao nào, chỉ nhìn thấy Trương Tuần Vương ngồi trong lỗ đồng tiền mà thôi”.

 
Suy tư 249:

      Nguy hiểm nhất của con người thời nay là yêu tiền hơn cả mạng sống của người khác, tức là họ tìm mọi cách mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn tàn ác nhất là giết người để có nhiều tiền bạc, thế giới tội ác đã chứng minh điều ấy: mua bán thuốc phiện, cần sa và những buôn bán siêu lợi nhuận khác, như tập đoàn buôn người làm nô lệ và buôn bán gái mãi dâm.

     Người mê dâm dục thì nhìn họ chỉ thấy toàn là sự dâm đãng; người mê tiền hơn cả mạng sống thì nhìn thấy họ toàn là hơi hám của đồng tiền; người thích danh vọng thì nhìn thấy họ chỉ biết có danh vọng; người thích lường gạt thì nhìn thấy họ toàn là dối trá…

     Người Ki-tô hữu được sống bằng ân sủng của Chúa, là người được đóng ấn Nước Trời trong tâm hồn bằng bí tích Rửa Tội, cho nên khi nhìn cuộc sống của họ thì người ta không nhìn thấy họ, mà chỉ nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong họ, tại sao vậy ?

Thưa, là vì họ sống nhưng không phải là họ sống, mà là Đức Chúa Giê-su đang sống trong họ.

250. CHÍN NGƯỜI ẤY ĐỀU LÀ NGU

Có một người nói với em của mình: “Ëm đi vào trong thành…”, nói chưa dứt lời thì người em bèn chạy như bay vào trong kinh thành, đi đến trước cổng huyện phủ thì gặp lúc quan huyện thúc giục giao nộp thuế. Mười người lý trưởng thì có một người không đến, chin người còn lại bèn xin người em này tạm thời thay thế điền tên vào.

Quan huyện không hỏi rõ trắng đen đem mười người đánh một người mười trượng.

Sau khi bị đánh thì người em này bèn chạy về nhà, người anh hỏi:

- “Em vào trong thành làm gì ?”

Người em đem chuyện đi vào trong thành bị quan huyện đánh mười trượng thuật lại cho người anh nghe, người anh nghe xong bèn cười, nói:

- “Đúng là thằng ngu”.

Người em không phục bèn nói:

- “Lẽ nào chin người kia cũng ngu !”

 
Suy tư 250:

      Con người ta có người tính tình hiền lành, nên đi đâu ai cũng dễ thân thiện; có người tính tình cộc cằn, nên ít người làm bạn bè quen thân; có người tính tình lập dị, nên không ai muốn cộng tác mà chỉ đứng xa mà nhìn; có người tính tình không nóng không lạnh nên người ta nói là người ba phải…

     Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng thế, có người phạm tội giống như ăn cơm ngày ba bữa mà lương tâm không hề áy náy; có người choi chuyện mánh mung lợi dụng anh chị em mình để leo lên bậc cao trong xã hội hoặc trong Giáo Hội mà không hề cảm thấy bất an; lại có người thường hay bất mãn ghen ghét khi có ai đó khen ngợi người khác trước mặt mình.v.v…tất cả những hạng người trên đều thiếu vắng trong tâm hồn mình một chữ yêu, đó là yêu Chúa và yêu người…

     Không ai muốn mình là người ngu cả, nhưng những người biết phân biệt hạnh phúc thiên đàng và hạnh phúc tạm bợ ở trần gian, mà vẫn cứ thích cái tạm bợ chóng qua thì không phải là người ngu sao ?

 
251. LÊN ĐỒNG

Có một người chuyên nghề lên đồng dạy để tử.

Một hôm, người lên đồng đi khỏi nhà thì gặp lúc có người đến mời lên đồng, người đệ tử dù chỉ mới học đánh trống hát hò mà thôi, chứ chưa học qua niệm chú cầu thần, nhưng hắn ta vẫn cứ dũng cảm đi lên đồng.

Khi lên đồng hắn ta múa nhảy rất lâu mà vẫn không thấy ông thần nào nhập vào mình, thế là hắn ta nói làm xàm ba láp một hồi như người điên, kết quả là hắn ta được chủ nhà hậu đãi rất nhiều tiền bạc.

Đệ tử trở về nhà đem chuyện hắn ta nói làm xàm ba láp kể lại một lượt, sư phụ rất kinh ngạc hỏi đệ tử:

- “Từ trước đến nay khi lên đồng ta đều làm như thế, sao mày biết được ?”

 
Suy tư 251:

     Thánh lễ là việc cử hành phụng thờ Thiên Chúa cách công khai của Giáo Hội Công Giáo, nó có tầm quan trọng và trang nghiêm bậc nhất, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su đang dâng thánh lễ qua tay linh mục của Ngài, do đó mà vị chủ tế thánh lễ cũng như những người tham dự thánh lễ đều phải có thái độ trang nghiêm không những bên ngoài, mà còn thanh tịnh bên trong tâm hồn nữa.

     Có những giáo dân khi tham dự thánh lễ xong, thì phê bình cha chủ tế làm lễ mà thái độ cử chỉ hấp tấp như người sợ lỡ hẹn với người yêu; có những người phê bình cha chủ tế khi đọc các lời nguyện thì ê a giống như đọc sớ táo quân; lại có người nói mình đi dự thánh lễ mà giống như đi coi cha chủ tế biểu diễn tài lợi khẩu của mình, bởi vì ngài thích nói lúc nào thì nói, bất kể trước hoặc sau khi truyền phép Thánh Thể.v.v…

     Nếu chúng ta –các linh mục- không sốt sắng nghiêm trang và tâm tình khi dâng thánh lễ, thì chẳng khác gì chúng ta đang lên đồng; nếu chúng ta –những giáo dân- khi tham dự thánh lễ mà chỉ có ê a đọc hết kinh này qua kinh khác mà không suy niệm những kinh mình đọc, thì chẳng khác gì người lên đồng nói những lời mà chính bản than mình cũng không biết mình nói gì…

     Thánh lễ là việc cử hành phụng vụ cách công khai cho nên cần phải trang nghiêm trật tự; là việc thờ phượng Thiên Chúa cách cao trọng nhất, cho nên phải có đức tin và tâm tình sốt sắng.

 
252. QUÀ MỪNG

Có một người trong nhà có chuyện vui, một người bạn họ Trương gởi đến một gói quà để chúc mừng, bên ngoài gói quà viết: “Bạc (ngân) mừng một chỉ”. Mở gói quả ra coi thì thấy bên trong chỉ có năm phân, nhưng lại có một mảnh giấy viết:

- “Hiện kim năm phân, còn nợ năm phân”.

Sau đó, người bạn họ Trương trong nhà cũng có chuyện vui, anh ta cũng gởi đến một gói quà mừng, bên ngoài bao cũng có viết: “Bạc (ngân) mừng một chỉ”, họ Trương mở bao ra coi thì không thấy tiền bạc gì cả, nhưng cũng có một mảnh giấy viết:

- “Khấu trừ lần trước anh nợ năm phân, còn lại năm phân thì xin nợ lại”.

 
Suy tư 252:

      Ở đời, người ta thường mắc nợ nhau, chúng ta nợ người nông dân gạo lúa cơm ăn hằng ngày, chúng ta mắc nợ chị thợ may áo quần mặc, chúng ta nợ anh công nhân trong nhà máy những sản phẩm mà chúng ta dùng hằng ngày, chúng ta nợ thầy giáo con chữ, nợ bác sĩ những lần bụng đau đầu nhức.v.v…bởi vì con người ta sống là sống cho, sống với và sống cùng nhau.

Có nhiều loại quà tặng: có người tặng quà là để bày tỏ lòng chân thành của mình, nên người nhận vui vẻ nhận; có người tặng quà là có dịp để giúp đỡ bạn bè, nên người nhận biết ơn; có người tặng quà là để gây tiếng tăm cho mình, nên người nhận quà nhận cách miễn cưỡng; có người tặng quà là để lợi dụng tha nhân, nên người nhận quà như nhận lưỡi dao; có người tặng quà để khoe khoang sự giàu có của mình, nên người nhận cảm thấy như bị sỉ nhục…

Tặng quà cho nhau trong những dịp lễ mừng thì là điều quý, nhưng tặng quà làm sao để người tặng cũng như người nhận đều cảm thấy vui vẻ, bình an và yêu thương.

 
253. HỦY BỎ CHỨNG NHẬN XUẤT GIA

Có viên quan đến một ngôi chùa nọ, hỏi hòa thượng:

- “Có phải ông ăn cá không ?”

- “Không thường ăn cá, chỉ khi nào uống rượu thì ăn chút ít”.

- “Vậy là ông uống rượu ?”

- “Không, cũng không uống nhiều, chỉ khi nào có bố vợ đến thăm thì cùng ông ta đối ẩm chút ít”.

Viên quan nghe xong thì giận dữ, nói:

- “Vậy thì ông cũng có vợ, đó là điều mà người xuất gia không nên có. Ngày mai tôi sẽ đi báo cho quan huyện biết, nhất định sẽ hủy bỏ giấy chứng nhận tu hành của ông”.

Hòa thượng liền nói:

- “Tôi đâu dám giấu gì ngài, năm trước tôi đi ăn trộm nên giấy phép đã sớm bị thu hồi rồi”.

 
Suy tư 253:

      Người tu hành, xuất gia thì không lập gia đình, tức là không lấy vợ lấy chồng, luật lệ này đã ăn sâu vào trong óc não của mọi người, cho nên hể có một người tu hành, xuất gia nào mà có vợ có chồng thì dứt khoát bị các tín hữu lên án và coi thường, bởi vì “người tu hành, xuất gia thì không lập gia đình”.

     Để trở thành một linh mục của Giáo Hội Công Giáo thì không phải dễ, phải có rất nhiều thời gian suy nghĩ và học tập: những năm dự tu, ba năm triết, bốn năm thần học và cộng thêm một hai năm thực tập làm mục vụ. Trong những năm đó, những người muốn làm linh mục vừa học tập, vừa suy nghĩ đến ơn gọi của mình, ơn gọi đi tu, tức là suy nghĩ và chọn lựa giữa đời sống độc thân và đời sống gia đình.

     Làm linh mục của Giáo Hội Công Giáo thì không có giấy chứng nhận như những người xuất gia ngày xưa do quan huyện cấp, nhưng các linh mục ấy được Đức Chúa Thánh Thần chứng nhận qua bí tích truyền chức linh mục, tức là Đức Chúa Thánh Thần ghi một ấn tích thiêng liêng vào tâm hồn kẻ lãnh nhận tác vụ linh mục, ấn tích này muôn đời không mất đi, và các linh mục của Giáo Hội Công Giáo trở thành “thượng tế đời đời theo phẩm hàm Men-ki-sê-đê”, được thông phần vào chức thượng tế của Đức Chúa Giê-su.

     Người ta có thể chấp nhận sự yếu đuối của linh mục, nhưng chắc chắn là không ai chấp nhận linh mục có vợ.

Người ta nghiệm thấy rằng, hình như tất cả các linh mục hoàn tục đều không thành công trong cuộc sống gia đình của mình, cũng đúng thôi, vì họ được đào tạo là đào tạo để làm cha các linh hồn, chứ không phải làm cha các bầy trẻ…

 
254. VẼ TRÂU

Một quan lớn bị cách chức về vườn, thế là ông ta mua một ngọn đồi, trên đồi làm một lều tranh, giả mạo làm một vị cao tăng ẩn cư, và mời một họa sư nổi tiếng đến vẽ cảnh đẹp sơn lâm u tuyền, sau khi vẽ xong , họa sư vẽ thêm một con trâu bên góc bức tranh. Quan lớn hỏi:

- “Như vậy thì có hàm ý gì ?”

Họa sư trả lời:

- “Nếu không có trâu thì e rằng sơn lâm quá vắng lặng”.

 
Suy tư 254:

     Vẽ bức tranh đồng quê thì điểm thêm con trâu con bò hay bụi tre thì nhứt định bức tranh sẽ đẹp và có ý nghĩa; vẽ bức tranh rừng núi mà điểm thêm con cọp, con sư tử hay một vài con nai thì đẹp hơn là vẽ con trâu bên góc ? Bởi vì họa sư biết rằng đây là ẩn sĩ giả, nên dù ông ta ở trong sơn lâm nhưng long thì vẫn cứ chu du ở nơi phố phường, vẽ một con trâu trên bức tranh núi rừng thì quả là lạc lỏng, nhưng phù hợp với hoàn cảnh của vị quan về hưu bất đắc dĩ…

Không phải muốn làm ẩn sĩ thì thành ẩn sĩ, nhưng phài có cốt căn đạo hạnh dứt bỏ nơi phồn hoa đô hội; không phải muốn làm bác sĩ là thành bác sĩ, nhưng phải học hành nghiên cứu từ bảy năm trở lên; không phải muốn làm linh mục là thành linh mục, nhưng phải qua quá trình học hành, cầu nguyện, suy nghĩ chọn lựa, tập tành các nhân đức và được Thiên Chúa truyển chọn qua bề trên…

     Làm ẩn sĩ ở trong núi mà không biết cầu nguyện và khiêm tốn thì sẽ trở thành người tù cải tạo của chính mình; làm linh mục mà không muốn cầu nguyện, không hăng say làm việc Chúa, thì sẽ có ngày làm việc của ma quỷ, đó là chuyện đương nhiên, bởi vì nếu ươn ươn dở dở thì Chúa sẽ mửa ra khỏi miệng[17].

 
255. ĐÊM MỜI HÒA THƯỢNG LÀM THƠ

Lưu thị là vợ của Hứa Nghĩa Phương, lúc nào cũng tự cho mình là người đoan trang. Nghĩa Phương thường đi xa, mà mỗi lần đi là một hai năm mới trở về nhà, ngày nọ đột nhiên trở về nói với vợ:

- “Nàng ở nhà một mình chắc buồn lắm, nàng có thể đi qua nhà hàng xóm hoặc đi thăm những người bà con cho khuây khỏa”.

Lưu thị nói:

- “Từ ngày chàng đi xa thì thiếp luôn đóng cửa ở nhà chưa từng rời khỏi nhà nửa bước”

Nghĩa Phương nghe vợ nói thì rất cảm động, rồi lại hỏi vợ làm sao để vui qua ngày, Lưu thị trả lời:

- “Nhưng thiếp thường làm một vài vần thơ để bày tỏ nỗi nhớ nhung”.

Nghĩa Phương rất vui, bèn nói vợ đem bài thơ ra để thưởng thức, giấy vừa mở ra, bài thơ có tựa đề là: đêm trăng vẫy gọi hòa thượng đến tâm tình.

Suy tư 255:

      Chồng đi làm xa, vợ ở nhà nhớ nhung chồng không ra khỏi nhà nửa bước, thì quả thật người vợ rất đoan trang và tình cảm vợ chồng thật tốt đẹp.

     Tình yêu vợ chồng là một món quà tặng của Thiên Chúa, cho nên nó cần phản ảnh lại tình yêu của Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh của Ngài, tình yêu này đòi buộc một sự chung thủy và hy sinh đến tận cùng như Đức Chúa Giê-su đã yêu và hy sinh cho Hội Thánh của Ngài vậy. Tình yêu này được đặt trên nền tảng tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau, bởi vì nếu không tự nguyện và tôn trọng nhau thì tình yêu ấy chỉ được đếm qua thời gian mà thôi.

     Con người ta thường hay bị cám dỗ về dục vọng, sự cám dỗ này càng tăng lên khi “không có việc gì làm”, tức là “ở dưng là cội rễ mọi sự dữ”, dù là đã kết hôn hay còn độc thân, dù là người đời hay kẻ tu hành, thì sự cám dỗ về giới tính vẫn luôn là vấn đề mà con người phải cảnh giác và thức tỉnh.

     Vợ ở nhà không có việc gì làm thì dễ sinh tình, hòa thượng không thường tụng kinh thì long trí dễ bị chạy lung tung…

 
256. HAY QUÊN

Người nọ hỏi một ông già:

- “Bác họ gì ?”

- “Tôi họ Trương ?”

Qua một lúc sau, người ấy lại hỏi, ông già lại trả lời lần nữa. Khi bị hỏi đến lần thứ ba, lão già tức giận, nói:

- “Tôi vừa nói tên họ của tôi cho ông biết, vậy thì muốn hỏi mấy lần ?”

Người ấy nói:

- “Bác Lý này sao hay nỗi giận vậy !”

 
Suy tư 256:

     Hay quên có khi là một chứng bệnh, gọi là bệnh hay quên; có khi chỉ là vì quá nhiều việc phải nhớ nên quên mất những việc khác…

     Đứng trước cám dỗ và sự tội thì con người ta thường hay quên:

- Trước cám dỗ sắc dục thì con người ta thường hay quên mình đã có vợ (chồng) rồi, có khi quên mất thân phận tu trì của mình.

- Trước cám dỗ chức quyền, con người ta thường hay quên câu nói: càng cao danh vọng càng nhiều gian nan.

- Trước cám dỗ của ma túy, con người ta thường hay quên những hình hài thân tàn ma dại vì hút xách mà mình đã thấy qua.

- Trước cám dỗ của đồng tiền, con người ta thường hay quên sự công bằng của Thiên Chúa.

- Trước cám dỗ hưởng thụ, con người ta thường hay quên quá khứ nghèo khó của mình, và những hoàn cảnh nghèo đói của người nghèo chung quanh mình…

Hay quên là một thứ bệnh cần chữa trị sớm, bằng không thì sẽ ảnh hưởng xấu rất lớn trong công việc làm ăn và sinh hoạt bình thường của mình.

Hay quên cũng là một thứ vũ khí mà ma quỷ dung để đánh phá linh hồn của chúng ta, nếu không chữa trị bằng ân sủng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thiêng thiêng của chúng ta…

 
257. KHĂN ĐẦU

Đầy tớ đi với chủ nhân lên kinh thành ứng thí, khi đi trên đường thì khăn trùm đầu của chủ nhân rơi xuống đất, đầy tớ nói với chủ nhân:

- “Khăn của ngài rơi xuống đất rồi kìa “.

Chủ nhân nghe rồi thì cảm thấy không hên, bèn nói:

- “Không được nói “rơi xuống đất落地 (落第)”[18], rất là bất lợi mày nên nói là “cập đệ”及地 ()”[19] mới phải”.

Đầy tớ gật gật đầu, đợi chủ nhân trùm lại khăn đầu thì nói:

- “Lần này thì dứt khoát không cập đệ nữa”.

 
Suy tư 257:

     Đi thi thì phải tin tưởng vào tài học của mình, chứ không vì tin dị đoan; nếu học hành tốt thì chắc chắn là trúng cử, ngược lại thì bị hỏng mà thôi.

     Sắp đến ngày thì đại học, thì có một vài phụ huynh đến xin lễ cho con mình được thi đậu đại học; có một vài học sinh đến xin lễ cho mình được thi đậu. Xin lễ cầu nguyện là việc làm tốt lành, nhưng nếu con cái không chịu chăm lo học hành mà cứ xin lễ để Chúa cho đậu, thì chắc là trên thế gian ai cũng làm tiến sĩ; không chịu học hành mà xin lễ để được đậu đại học, thì không nên đi học làm gì cho tốn tiền cha mẹ và tốn sức của mình…

     Thiên Chúa không làm phép lạ cho người làm biếng, Ngài cũng không làm phép lạ cho những ai quá trông cậy vào Ngài mà không chịu làm việc gì cả.

Thiên Chúa cũng không phải là ô dù che chở cho kẻ làm biếng, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho những ai nổ lực tìm kiếm và tin tưởng Ngài trong bổn phận hằng ngày.

 
258. DỄ NỔI GIẬN

Có một người rất dễ nổi giận.

Trong mùa hè anh ta nhìn thấy người đội mũ của mùa đông thì cảm thấy không hợp thời, bèn đi đến trước mặt gây sự. Mọi người không ai có thể ngăn được hai người đang to tiếng với nhau, nhưng vì việc này mà anh ta lâm bệnh.

Qua một thời gian sau thì mùa đông lại đến, bệnh cũng bớt đi nhiều. Một hôm đứa em trai cùng đi tản bộ với anh ta, đột nhiên người em phát hiện phía trước có người đội mũ mùa hè đi tới, thế là vội vàng chạy lên phía trước, năn nỉ người ấy, nói:

- “Xin giúp một chút, anh tôi bị bệnh mới dậy, mời ông tránh đi chỗ khác được không ?”

 
Suy tư 258:

      Nổi giận thường làm cho con người ta mất khôn, nên sự nổi giận cũng được coi như là một cơn mất trí ngắn, khi nổi giận thì quên mất thân phận của mình, cho nên nổi giận chính là cửa ngỏ để ma quỷ len lõi vào trong đời sống cộng đoàn để làm cho cộng đoàn chia ra năm bè bảy nhóm…

     Nguyên nhân việc dễ nổi giận chính là sự kiêu ngạo, mà kiêu ngạo chính là coi mình tài giỏi hơn mọi người, coi mình là trung tâm của cộng đoàn rồi phê bình, kết nhóm để đấu đá nhau…

     Nguyên nhân dễ nổi giận cũng chính là do trong lòng chất chứa thành kiến hoặc hận thù, nên khi có dịp thì nắm lấy cơ hội để bôi nhọ, chửi mắng và làm nhục người khác…

 
259. CHIẾU CÓI CHĂN BÔNG

Một nhà nghèo không có chăn bông chỉ đắp chiếu cói khi ngủ. Con cái rất thật thà nên đem chuyện này nói cho người khác biết, ông bố tức giận nên đánh con và chửi nó:

- “Sau này nếu co người hỏi thì mày nói là có chăn bông, nghe chưa ?”

Một hôm, có khách đến thăm, gặp lúc ông bố có việc phải đi, trên râu mép có vướng cọng rơm, con trai chạy theo phía sau la lớn:

- “Bố, bố, trên mặt của bố có chăn bông”.

 
Suy tư 259:

      Con nít thì luôn thật thà, vì tâm hồn của chúng nó như tờ giấy trăng chưa vương chút bụi trần, tức là chưa xảo trá điêu ngoa, chưa phân biệt rõ ràng tốt xấu, mà chỉ nghe người lớn nói gì thì nhớ nấy mà thôi.

     Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ con, cha mẹ dạy gì thì nhớ lấy: dạy điều tốt thì nhớ điều tốt, dạy điều xấu thì nhớ điều xấu, tóm lại là hành vi ngôn ngữ của cha mẹ và các anh chị trong gia đình thế nào, thì sẽ in rất sâu đậm vào trong tâm hồn của con cái thế ấy.

     Có những gia đình vì sĩ diện mà cha mẹ dạy con nói dối; có những gia đình vì nghèo khó mà cha mẹ dạy con đi ăn trộm; có gia đình không vì sĩ diện cũng không vì nghèo khó, nhưng vì nuông chiều con cái mà để chúng nó rất tự do trong cuộc sống, cho nên đi đến phạm pháp và trở thành nỗi đau nhức cho xã hội…

     Câu nói: giấy rách phải giữ lấy lề, thật là chí lý. Lề là đạo đức, lề là nề nếp của gia đình và dân tộc, lề cũng là lề luật của Thiên Chúa nơi người Ki-tô hữu.

 
260. KHÔNG THUA CỜ

Người nọ rất tự phụ về nghệ thuật đánh cờ cao minh của mình, một hôm anh ta đánh cờ với bạn, không ngờ thua luôn ba bàn. Sau đó có người hỏi anh ta:

- “Hôm đó anh đánh với bạn mấy ván cờ ?”

Anh ta trả lời:

- “Ba ván”.

Người kia lại hỏi tiếp:

- “Ăn thua như thế nào ?”

Thế là anh ta nghiêm nét mặt lại nói:

- “À tình huống như thế này: ván thứ nhất tôi không thắng, ván thứ hai anh ta không thua, đến ván thứ ba thì tôi muốn hòa nhưng anh ta không chịu !”

 
Suy tư 260:

      Khiêm tốn và kiêu ngạo thường tương phản nhau như ánh sáng và bóng tối, khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức và kiêu ngạo và cái gốc của mọi sự tội.

     Con người ta thường hay lấy cái không có làm cái có, tức là lấy cái khoe khoang để che đây cái trống rỗng trong tâm hồn của mình; lấy cái hữu hạn của mình để che giấu cái vô hạn của Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo cho mình là người trỗi vượt trên mọi người để phủ nhận Thiên Chúa là Đấng toàn năng đang hiện hữu trong vũ trụ, để rồi trong cuộc sống của họ vắng bong Thiên Chúa toàn năng và yêu thương.

     Thua thì nói thua, thắng thì nói thắng, đó chính là tâm hồn của người khiêm tốn và thật thà, và đó chính là cái thắng vĩ đại nhất giữa khiêm tốn và kiêu ngạo, giữa sự thiện và sự ác vậy.

     Ai hiểu thì hiểu.
 
(còn tiếp)
 
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư



[1] Pl 2, 6-7.
 
[2] Trái tì bà枇杷 và đàn tỳ bà琵琶 đều phát âm “pi-pa” giống nhau, đồng âm khác nghĩa.
[3] Khổng Minh bảy lần bắt và bảy lần tha Mạnh Hoạch.
[4] Lc 20, 34-35.
[5] Stk 2, 1-24.
[6] Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1661.
[7] Bánh trung thu chữ Hoa viết là 月餅, chứ không phải là 日餅.
[8] Cn 6, 16-19.
[9] Cách Ngôn 23, 20-21.
[10] Giảng Viên 9, 9.
[11] Khi cúng tế thì có thịt heo, thịt gà.v.v…
[12] Is 58, 4. 6-7.
[13] 遠志Viễn Chí là tên một loại thuốc bổ.
[14] 當歸 Đương Quy là tên một loại thuốc bổ.
[15] 茴香 Hồi Hương là tên một loại thuốc bổ.
[16] Mc 13, 13.
[17] Kh 3, 16.
[18] 落地phát âm là “luo-ti” nghĩa là rơi xuống đất; 落第cũng phát âm là “luo-ti”, nghĩa là hỏng thi. Đồng âm khác nghĩa.
[19] 及第phát âm là “ji-ti””nghĩa là trúng tuyển.