管梅芬 主編
阮仁才神父 翻譯
CÂU CHUYỆN NHỎ
ĐẠO LÝ LỚN
Tổng hợp các câu
chuyện hài hước ngắn, nhưng có tính giáo dục rất lớn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
(tiếp theo)
62.CHÉM TRÊN MỘT CHÚT
Có một tử
tù trước khi bị chém thì nói với đao phủ:
-
“Đến nơi đồng ruộng, chém thì ông
tùy tiện chém, nhưng tôi chỉ xin ông chém nơi chỗ phía trên cổ một chút”.
Đao phủ bèn
hỏi tại sao.
Người tử tù
nói:
-
“Trên cổ của tôi có một cái mụn nhọt
rất đau, nếu ông chém ngay đó thì tôi đau chịu chi thấu !”
Suy tư 62:
Chết rồi thì còn sợ đau gì nữa, đúng là lo bò
trắng răng.
Có
những người Ki-tô hữu không biết tội trọng nó tai hại đến mức nào, nên khi phạm
tội trọng rồi mà vẫn cứ nhỡn nha nhỡn nhơ đi rước lễ, đi làm những việc thiện để
được Chúa tha tội, mà không hề đi xưng tội của mình.
Tội
trọng làm chết linh hồn của chúng ta, nghĩa là khi linh hồn -phạm tội trọng- đã
chết rồi, thì không còn được hưởng những ơn sủng của Chúa nữa, dù cho họ đi yết
kiến Đức Giáo Hoàng, dù cho họ đi viếng thánh địa, dù cho họ đem tất cả gia tài
ra bố thí cho người nghèo, dù cho họ có hy sinh, dù cho họ xây dựng những nhà
thờ to lớn, thì họ vẫn không được gì cả, bởi vì linh hồn đã chết rồi. Họ giống
như người đã chết, không ăn được, không uống được, không nghe được, tóm lại là
đã chết rồi thì chẳng còn hưởng thụ gì được nữa...
Chết
rồi thì còn đau đớn gì nữa mà dặn dò xin xỏ. Cũng vậy, một khi linh hồn đã chết
rồi thì không còn hưởng thụ gì ân sủng của Chúa nữa, chỉ có một cách duy nhất
là khiêm tốn thống hối tội lỗi của mình, và xin Chúa thứ tha, rồi đi làm hòa với
Chúa và với tha nhân trong bí tích Giải Tội, thì linh hồn sẽ được sống lại, và
được hưởng những ơn lành của Chúa ban cho.
Nhớ
nhé, phạm tội trọng thì linh hồn đã chết rồi đó.
39.NGỜ NGHỆCH
Một hôm,
ông bố có việc phải đi xa, nói với con trai:
-
“Nếu có người tìm bố thì con nói với
họ là bố có việc phải đi xa, rồi mời họ vào nhà ngồi, sau đó rót trà mời họ uống
nhé”.
Ông bố sợ
con trai quên, do đó đem câu này viết trên tờ giấy và đưa cho nó, rồi mới an
tâm đi. Đứa con trai đem tờ giấy bỏ vào trong túi áo, thường lấy ra đọc, nhưng
đã qua ba ngày rồi mà vẫn không có ai đến tìm ông bố của mình, cho nên đứa con
trai mới cảm thấy không cần dùng đến tờ giấy nữa, bèn đốt đi.
Không ngờ
qua ngày thứ tư, đột nhiên có một người khách đến, hỏi:
- “Bố có nhà không con ?”
Đứa con
trai lật đật lục túi tìm tờ giấy, nhưng tìm không có, hoảng quá bèn nói: “Chết rồi”.
Người khách
rất kinh ngạc hỏi:
- “Lúc nào ?”
Đứa con
trai trả lời:
- “Bị con đốt hôm qua rồi !”
Suy tư 63:
Sách
Châm Ngôn đã nói:
“Con khôn làm cha vui sướng,
Trong
nhà mà có đứa con ngờ nghệch thì chắc chắn là cha mẹ buồn lắm, bởi vì con cái
là tình yêu giữa cha với mẹ, là niềm vui và là hạnh phúc của cha mẹ.
Chúng
ta là con cái của Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta quá nhiều ân sủng, mà ân sủng
lớn nhất chính là được tái sinh làm con của Thiên Chúa, được thừa hưởng Nước Trời
và linh hồn được nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su.
Thế
nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường không nhớ đến lời của Chúa dạy,
cho nên khi cơn cám dỗ đến,thì chúng ta thành những đứa con ngờ nghệch trở nên
miếng mồi ngon của ma quỷ, và nguy hiểm hơn là chúng ta đã làm gương xấu cho người
khác bắt chước.
Không
ai hạnh phúc và vinh hạnh như người Ki-tô hữu, bởi vì họ được chính Chúa Thánh
Thần dạy dỗ qua lời giáo huấn của Giáo Hội.
40.TRỐN NGƯỜI QUYỀN QUÝ
Giáp và Ất
hai người cùng đồng hành.
Giáp
nhìn thấy từ đằng xa đi tới một người quyền quý, chỉ cần nhìn thấy người ấy mặc
áo gấm đẹp đẽ, cỡi con tuấn mã, hai bên phải trái người tùy tùng rất đông, thế
là Giáp nói với Ất:
-
“Người ấy là bạn chỉ thiết của
tôi, nếu như anh ta nhìn thấy tôi, thì nhất định sẽ xuống ngựa đến chào, nhưng
tôi vẫn cứ tránh anh ta cái đã !”
Không ngờ
anh ta trốn vào ngôi nhà của người ấy, người quyền quý ấy vừa mới bước vào cửa
liền hét lớn:
-
“Thằng ăn trộm nào dám to gan giữa
ban ngày ban mặt mà vào trốn trong nhà ta, muốn ăn trộm đồ hả ?”
Bèn ra lệnh
cho đầy tớ đem Giáp ra đánh cho một trận và đuổi cổ ra ngoài.
Sau khi
ra khỏi cổng, Ất liền kéo Giáp lại hỏi:
-
“Ông vừa nói người ấy là bạn chí
thân của ông, tại sao lại bị ông ta đánh cho như thế này hử ?”
Giáp trả lời:
-
“Bởi vì anh ta và tôi chơi với nhau rất thân tình, nên vẫn thường
đùa giỡn với nhau như thế mà !”
Suy
tư 64:
Việt Nam có câu ngạn ngữ: “thấy người sang bắt quàng làm họ”, tức
là nhìn thấy người sang trọng, giàu có, thì bắt chuyện làm quen nói là có họ
hàng xa với họ. Con người ta ai cũng muốn làm quen chơi thân với những người có
chức quyền trong xã hội, mà rất ít người thích làm quen chơi thân với những người
nghèo. Thói đời là như thế.
Có những người khi nói
chuyện với bạn bè thì khoe mình quen với đấng này bậc nọ trong Giáo Hội; có người
lại khoe mình có lần ngồi ăn chung với ông thủ tướng này bộ trưởng nọ; có người
lại khoe khoang với bà con dòng họ là mình quen thân với vị giám mục này, với
cha giám đốc kia, cần gì thì họ giới thiệu cho. Thói đời là như thế.
Ki-tô hữu là những người
danh giá nhất, vinh hạnh nhất, vì họ không những quen biết với Đấng tạo dựng
nên vũ trụ, mà còn gọi Ngài là Cha trên trời của mình; vì họ không những là môn
đệ của Chúa Giê-su, mà còn là bạn hữu của Ngài; vì họ không những được Thiên
Chúa hứa ban Nước Trời mai sau, mà còn được hưởng hạnh phúc ở đời này khi tham
dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su, và còn rất nhiều điều vinh
hạnh mà người Ki-tô hữu được tham dự bởi tình yêu của Thiên Chúa ban cho.
Dù cho quen biết các người
quyền thế, nhưng những người quyền thế này không thể bảo đảm cuộc sống hạnh
phúc đời đời cho mình. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng mãi mãi trung thành với lời hứa
của mình, là hứa ban hạnh phúc vĩnh hằng cho những ai quen biết, yêu mến và thực
hành Lời của Ngài mà thôi.
Nhận mình quen biết Thiên
Chúa thì không có gì là mắc cỡ cả, nhận mình là người Ki-tô hữu thì không có gì
phải nhục cả, chỉ có những ai mượn danh Ki-tô hữu để làm điều bất chính thì mới
mắc cỡ bị nhục mà thôi.
41.DỜI TƯỢNG
Trong một tòa miếu, phía bên trái có đặt một pho tượng Thái Thượng
lão quân, phía bên phải đặt một pho tượng Phật. Có một hòa thượng nhìn thấy,
bèn nói:
-
“Phật pháp của ta là vô
biên, sao lại có thể đặt bên phải Thái Thượng lão quân chứ ?”, thế là bê tượng Phật đem bỏ qua bên trái của tượng Thái quân.
Sau đó không lâu, lại có một đạo
sĩ đến miếu, nhìn thấy tình huống như thế, thì trong lòng ngầm đánh giá: “Đạo
giáo của ta cực cao tôn, sao lại để bên phải tượng Phật đà như thế chứ ?”, thế
là lập tức đưa tay ôm bức tượng Thái quân đem bỏ bên trái bức tượng Phật. Hai
người ở đó dời qua dời lại, vì không cẩn thận nên hai bức tượng bằng đất sét ấy
rơi xuống đất vỡ tan tành. Thái Thượng lão quân bất giác cười nói với Phật đà:
- “Tôi với ngài cả hai đều chẳng có chuyện gì, tất cả đều vì hai tên tiểu nhân này dời qua dời lại mới ra nông nổi này”.
Suy tư 65:
- “Tôi với ngài cả hai đều chẳng có chuyện gì, tất cả đều vì hai tên tiểu nhân này dời qua dời lại mới ra nông nổi này”.
Suy tư 65:
Lời dạy của Đức Chúa Giê-su vốn là
Lời ban sự sống đời đời, nhưng vì kiêu ngạo mà có người giải thích theo ý riêng
của mình, và dạy người khác làm theo, thế là họ rối đạo.
Giáo lý của Giáo Hội vốn là từ các
thánh tông đồ truyền lại cho đến ngày nay, thế nhưng có những người kiêu ngạo
nói mình giỏi hơn Giáo Hội, thế là họ giải thích giáo lý theo ý mình bên ly
khai khỏi Giáo Hội.
Phụng vụ của Giáo Hội vốn rất linh
thánh và trang nghiêm, thế nhưng có một số mục tử vì kiêu ngạo thích thêm bớt
theo ý mình, thế là thánh lễ trở thành buổi biểu diễn văn nghệ: chủ tế diễn
thuyết (giảng) dài cả tiếng đồng hồ, thích nói lúc nào thì nói, ca đoàn trình
diễn những bài giựt gân, kèn trống ồn ào. Thế là chính các mục tử hạ thánh lễ
xuống ngang với buổi trình diễn văn nghệ.
Thiên Chúa là Đấng chí tôn chí thượng,
là Đấng tạo dựng vũ trụ càn khôn, tất cả mọi loài đều bởi Ngài mà có, do đó, tất
cả mọi người trên trái đất đều có bổn phận phải ca ngợi tán dương và thờ lạy một
mình Thiên Chúa duy nhất thánh thiện. Tất cả mọi tôn giáo trên thế giới đều phải
quy về Ngài, tôn thờ và yêu mến Ngài trên hết mọi sự.
Hà cớ gì phải dành nhau đặt tượng
Phật bên phải hay tượng Thái Thượng lão quân bên trái chứ ?
42.MƯỢN TRÀ
Có một chủ
nhà lưu khách lại để uống trà, nhưng vừa lúc trong nhà hết trà bèn qua nhà hàng
xóm mượn trà, nhưng mượn rất lâu mà cũng không có. Mỗi khi nước sôi thì chỉ có
cách đổ thêm nước cho đầy nồi. Vợ ông ta bèn nói:
-
“Dù sao người bạn này với ông cũng là tri kỷ, hay là
mình giữ ông ta lại tắm cái đã”.
Suy tư 66:
Suy tư 66:
Hiếu khách là đức tính tốt đẹp của con người, nhưng có nhiều “kiểu” tiếp
khách khi khách tới nhà:
-
Có người tiếp khách vồn vã vì chuyện làm ăn buôn bán của mình.
-
Có người tiếp khách rất cởi mở vì mưu đồ của mình.
-
Có người tiếp khách rất trang trọng vì để cậy nhờ.
-
- Có người tiếp khách rất hào phóng vì để khoe khoang sự giàu có của
mình.
-
Có người tiếp khách rất hậu vì họ là ân nhân của mình.
-
Có người tiếp khách rất hời hợt vì không có lợi cho mình.
-
Có người tiếp khách rất miễn cưỡng vì sợ khách cậy nhờ.
Thói đời thương là như thế, bởi vì con người ta không ai thích bỏ phí thời
gian để ngồi trò chuyện, nếu không có lợi cho mình. Nhưng người Ki-tô hữu thì lại
khác:
-
Người Ki-tô hữu khi tiếp đãi khách là nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người
khách của mình.
-
Người Ki-tô hữu khi tiếp đãi khách là vì họ là anh chị em của mình trong
Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
-
Người Ki-tô hữu khi tiếp đãi khách là tiếp Đức Chúa Giê-su.
-
Người Ki-tô hữu khi tiếp đãi khách thì đều vui vẻ, bởi vì trong lòng họ
đầy sự hiếu khách chân tình.
43.DI ẢNH MẸ CHỒNG
Một nàng dâu thường hay bị mẹ chồng ức hiếp, sau khi bà chết, khi nhìn
thấy di ảnh của bà treo trước linh cửu thì tất cả những ghen ghét trước đây đều
nổi dậy trong lòng, nhịn không nổi bèn nắm tay dứ dứ bức ảnh như muốn đánh bà.
Đột nhiên một trận gió thổi qua làm bức ảnh rách đôi rơi xuống, nàng dâu
thất kinh vội vàng rụt tay lại, ấp úng nói:
-
“Con chỉ giỡn chơi
thôi mà”.
Suy tư 67:
Có
những bà mẹ chồng không thương nàng dâu nên thường đay nghiến và có khi hành hạ
nàng dâu, và có những nàng dâu ghét mẹ chồng cách thậm tệ, nên thường hay đi
nói xấu mẹ chồng của mình.
Thói
đời là như thế.
Người
Ki-tô hữu cũng dựng vợ gả chồng, cũng có mẹ chồng nàng dâu, nhưng đa phần họ sống
hòa thuận với nhau, bởi vì cả hai bên –mẹ chồng nàng dâu- đều được thấm nhuần lời
dạy của Đức Chúa Giê-su là yêu người lân cận như chính mình. Do đó mà khi nàng
dâu chấp nhận kết hôn vì tình yêu, thì đồng thời họ cũng chấp nhận mẹ chồng
chính là mẹ thứ hai của mình; cũng vậy, mẹ chồng khi đón nàng dâu về nhà mình
thì nhận ra rằng, đây là một nửa của con trai mình, là người sẽ thay thế con
gái mình để chăm lo cho gia đình mình...
Khi mẹ chồng
yêu thương nàng dâu, và khi nàng dâu biết kính trọng mẹ chồng, thì gia đình sẽ
có nhiều tiếng cười vui vì hạnh phúc đầy tràn.
44.QUYỂN LỊCH CŨ
Đêm trừ tịch (đêm 30 tết) có người đem tới tặng một quyển lịch, chủ nhà
nói với đầy tớ:
-
“Mày đem quyển lịch
cũ tặng lại cho họ”.
Người đầy
tớ nghĩ lui nghĩ tới rồi nói:
-
“E rằng không dùng được
nữa”.
Chủ nhà
nói:
-
“Giữ nó trong nhà thì
cũng không dùng được vậy !”
Suy tư 68:
Người ta đem quyển lịch
năm mới đến tặng cho mình, còn mình thì đem quyển lịch của năm cũ đi tặng người
ta, lý do duy nhất là không dùng được nữa.
Người
keo kiết thì chỉ biết cái lợi của mình mà không biết đến lòng hảo tâm của người
khác, cho nên cuộc sống của họ không mấy khi thảnh thơi thoải mái; người tham
lam thì chỉ biết vơ vét cho mình mà không hề mở tay bố thí cho tha nhân, cho
nên cuộc sống của họ thiếu đi niềm vui của sự làm việc thiện...
Quyển
lịch là dùng để coi ngày coi tháng, là để cho người nông dân tính ngày tháng để
gieo trồng thời vụ. Người Công Giáo cũng có một loại lịch gọi là lịch phụng vụ,
để biết những ngày tháng trong năm có lễ gì, kính thánh nào, và cứ theo đó mà
tôn vinh Thiên Chúa và mừng kính các thánh trong đời sống của mình.
Mỗi
người Ki-tô hữu là quyển lịch mới sống động của thời đại, mỗi tuần họ họp nhau
lại để tham dự thánh lễ là người ta biết đó là ngày chúa nhật; mỗi ngày họ thực
hành một câu Lời Chúa thì người ta biết họ là người Ki-tô hữu; mỗi ngày họ làm
một việc thiện vì lòng yêu mến Chúa, thì người ta nhận ra nơi họ có sức sống thần
thiêng; mỗi khi họ chuyện trò với ai thì người đó được làm quen với Đức Chúa
Giê-su...
Năm
mới thì phải dùng lịch mới, mỗi ngày người Ki-tô hữu đều có cuộc sống mới phong
phú trong ân sủng của Đức Chúa Giê-su, khi họ tham gia các lễ nghi phụng vụ
trong lịch phụng vụ của Giáo Hội.
Ai
hiểu thì luôn mong muốn mình trong trở thành quyển lịch sống động cho tha
nhân...
45.DIỆN MẠO GIỐNG NHAU
Một người ẳm đứa con trai tản bộ bên ngoài cổng, có người nhìn thấy thì
cười nhạo anh ta, nói:
-
“Đúng là cha con cùng
máu mủ, nhìn khuôn mặt đứa con trai này của anh rất giống khuôn mặt của tôi”.
Người cha bồng con không chịu lép vế, lập tức trả lời:
-
“Anh với nó là anh em
cùng một mẹ sinh ra mà, diện mạo đương nhiên là giống nhau rồi !”
Suy tư 69:
“Võ quýt dày có móng tay nhọn”, chế nhạo người thì sẽ bị
người khác chế nhạo, cười người khác thì sẽ có người khác cười lại mình, đó là
luật quả báo ở đời vậy.
Có
những người thích nói đùa những lời đầy ác ý, thì cũng có những người đầy bản
lĩnh trầm tĩnh không nao núng, thế là họ bị “gậy ông đập lưng ông”.
Có
những người thích làm bẽ mặt người khác trước đám đông, thì cũng có những người
cương quyết bênh vực người khác nơi công cộng, thế là họ bị người ta “vạch áo
cho người xem lưng”.
Người
Ki-tô hữu khác với người khác ở chỗ:
-
Khi người ta
chế nhạo mình thì cầu nguyện cho họ.
-
Khi người ta
nói xấu mình thì cầu nguyện cho họ.
-
Khi người ta
phê bình mình không đúng sự thật thì cầu nguyện cho họ.
-
Khi người ta
bách hại mình thì cầu nguyện cho họ.
-
Khi người ta
vu vạ cáo gian cho mình thì cầu nguyện cho họ.v.v..
Tại sao phải
làm như thế ?
Thưa, bởi vì
Chúa Giê-su đã dạy và đã làm như thế khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm”[2].
“Tương
đồng mà dị biệt” -giống nhau mà khác nhau- là như thế, ai hiểu thì hiểu !
46.GIẤU
CÁI CUỐC
Có hai anh em
nông phu, người anh sau khi làm xong việc đồng áng thì về nhà nấu cơm, sau đó
đi vào ruộng kêu em trai về ăn cơm. Người em thấy anh mình từ đàng xa đi tới,
bèn lớn tiếng nói:
-
“Anh đợi em một chút, để em đem cái cuốc này
giấu cái đã rồi về sau”.
Sau khi về đến
nhà, người anh vừa ăn cơm vừa nói với em trai:
-
“Nếu như muốn giấu cái gì thì âm thầm cất giấu,
ai như em cất giấu đồ vật mà hét thật lớn, như thế không phải người khác nghe
sao ? Nếu đồ vật bị mất thì làm sao đây ?”
Sau khi ăn
cơm xong thì người em trở lại trong ruộng, nhưng tìm không thấy cái cuốc đâu nữa.
Người em vội vàng chạy về nhà nói nhỏ vào tai anh mình:
-
“Anh nè, cái cuốc bị mất rồi !”
Suy tư
70:
Người
khôn ngoan khi cất giấu cái gì thì suy trước tính sau, nên cất chỗ này hay giấu
ở chỗ kia; người không khôn ngoan thì khi cất giấu cái gì thì la lớn cho mọi
người biết: lạy ông tôi ở bụi này.
Người
khôn ngoan thật thì cất giấu cái khôn ngoan của mình không bày ra ngoài, nên họ
thường làm những chuyện vĩ đại to lớn và có ích, đó là khiêm tốn; người khôn
ngoan giả thì việc chưa làm mà đã khoe khoang, lời chưa nói thì người khác đã biết,
toan tính điều gì thì người ở xa cách ba bốn thôn làng cũng nghe, đó là kiêu ngạo.
Người
Ki-tô hữu được Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội dạy dỗ nên biết được đâu là sự khôn
ngoan thật của Đức Chúa Thánh Thần, và đâu là sự khôn ngoan của thế gian:
-
Khôn ngoan của
Đức Chúa Thánh Thần là lo tìm kiếm sự sống ở đời sau trên thiên đàng với Thiên
Chúa.
-
Khôn ngoan của
thế gian là lo lắng tìm kiếm vật chất và sự hưởng thụ xác thịt ở đời này.
Hai sự khôn ngoan cách xa nhau như
trời với đất.
47.SỢ VỢ
Có một người đàn ông rất sợ vợ.
Có người dạy ông ta, nói:
-
“Ông chỉ cần uống rượu say thì gan có thể nặng
kí, sau đó về nhà, làm náo lên mà không cần lý do, làm náo loạn lên rồi mượn rượu
đánh cho nó một trận là tự nhiên về sau nó sẽ sợ”.
Người đàn ông
ấy nghe xong cảm thấy lâng lâng vui vẻ, bèn y như thế mà làm, uống rượu xong về
nhà đánh vợ rất nặng tay.
Khi tỉnh dậy,
vợ hỏi:
-
“Bình thường tính tình ông rất hiền lành, vừa
rồi sao lại ra tay độc như thế ?”
Người đàn ông trả lời:
-
“Say rượu nên không biết gì cả”.
Vợ nghe xong không
cần phân biệt trắng đen cứ theo như lệ cũ mà đánh chồng, người chồng vội vàng
nói:
-
“Đó không phải là lỗi của tôi, đó là vì có
người dạy tôi làm như thế”.
Bà vợ nổi giận đùng đùng nói:
-
“Cái thằng cha nào nó thật đáng chết, ông là
người làm quan sao lại dễ dàng nghe lời người khác nói, thế thì càng nên bị
đánh”.
Suy tư
71:
Chuyện
chồng sợ vợ cũng là chuyện dài nhiều tập, và mỗi ông chồng đều có cách giải
thích lý do tại sao mình sợ vợ:
-
Có người sợ vợ
vì vợ dữ như sư tử Hà Đông.
-
Có người sợ vợ
vì vợ làm ra tiền hơn mình.
-
Có người sợ vợ
vì bên nhà vợ toàn là những người giàu có quyền thế.
-
Có người sợ vợ
là vì bên nhà cha mẹ vợ chi tiền cho gia đình.
-
Có người sợ vợ
là vì vợ có học thức và tính tình nhỏ nhen.v.v...
Tất cả những
lý do sợ vợ trên đây xét cho cùng thì cũng đúng, nhưng cái không đúng chính là người
chồng mượn rượu về nhà đánh vợ, mà không dùng cái dũng khí của nam nhân, không
dùng tình yêu và sự khéo léo của người chồng để nói chuyện với vợ mình.
Hôn nhân giữa
hai người Ki-tô hữu với nhau thì thật hạnh phúc, bởi vì tình yêu của hai vợ chồng
đều được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa; bởi vì tình yêu của họ được
Thiên Chúa chúc phúc, nên họ có ân sủng của trời cao để chu toàn trách nhiệm vợ
chồng của mình.
Nhường nhịn
nhau không có nghĩa là sợ vợ, nhưng là để bảo vệ hạnh phúc gia đình của mình.
48.TÓC ĐỔI KẸO
Có một người
nghe một tiểu thương trên phố rao: “dùng tóc đổi kẹo”, thế là cho rằng phàm là những
đồ ăn thì có thể lấy tóc mà đổi.
Một sáng nọ,
anh ta ra khỏi nhà với nắm tóc mà anh ta đã cắt trước đây, đi thẳng vào quán ăn
và ăn một chầu no kềnh bụng, ăn xong anh ta lấy nắm tóc ra để tính tiền. Chủ
quán cười nhạo anh ta, anh ta rất giận bèn nói:
-
“Người khác có thể dùng nó (tóc) để tính tiền,
lẽ nào tôi không thể dùng được sao ?”
Tranh luận rất
lâu, những người trong quán cho rằng anh ta muốn ăn quỵt, bèn đùng đùng nổi giận,
nắm tóc anh ta mà đánh tơi bời. Anh ta nhịn không được bèn la lớn:
-
“Cả nắm tóc đây không muốn, lại còn muốn nhổ
tóc trên đầu tôi nữa sao ?”
Suy tư
72:
Người mà mau mắn quá thì bị cho là người bộp chộp, người
tích cực quá thì bị cho là người nhiều chuyện, người âm thầm làm việc thì bị
cho là thứ khó gần gủi.v.v...
Bộp
chộp là người mau mắn mà không suy nghĩ nên thường bị hố, chẳng hạn như anh
chàng lấy tóc đi đổi kẹo trên đây; tích cực quá mà không phân biện lợi hại thì
thường mang họa vào thân, bởi vì con người ta khi thành công thì cười ha ha,
nhưng lỡ mà thất bại thì họ không nhìn thấy cái tích cực mình đã làm cho họ;
người âm thầm làm việc mà không cho ai biết cả thì thường bị phê bình là kiêu
ngạo...
Người
Ki-tô hữu sẽ mau mắn khi giúp người hoạn nạn bất hạnh, dù cho người ta nói họ
là bộp chộp; họ cũng sẽ tích cực khi tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ và
ngoài xã hội, dù cho người ta có chỉ trích họ là “ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”...
Không ai ngu
dại dùng bánh kẹo cơm cá để đổi lấy nắm tóc dơ bẩn, nhưng vì tình yêu Thiên
Chúa nên người Ki-tô hữu mới mau mắn đưa tay giúp đỡ tha nhân, và tích cực góp
tay xây dựng giáo xứ và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
49.MỘNG TỬU
Có một người
rất thích uống rượu, một hôm nằm ngủ thì mơ thấy rượu, và khi anh ta mơ thấy
mình lấy rượu để hâm nóng, thì đột nhiên tỉnh lại, anh ta rất buồn rầu, giận dữ
tự trách mắng mình:
-
“Mình thật là một thằng ngu, tại sao không uống
lạnh nhỉ ?”
Suy tư
73:
Trong giấc mơ thấy mình uống rượu, mà uống nóng hay uống
nóng thì có can hệ gì, bởi vì đâu có thật, chỉ có những ai quá quyến luyến với
những gì mình yêu thích thì mới giận dữ với giấc mơ mà thôi.
-
Người thích uống
rượu thì nằm mơ thấy toàn là rượu.
-
Người đang
yêu thì năm mơ toàn là thấy người yêu.
-
Người ham mê
quyền lực thì nằm mơ thấy toàn quyền lực.
-
Người ham tiền
nên nằm mơ toàn thấy tiền bạc.v...
Mơ trong giấc
ngủ thì là chuyện bình thường của con người, nhưng sống mà như sống trong mơ là
chuyện không bình thường, bởi vì người thích sống trong mơ là người không thực
tế, là người thường đem đau khổ đến cho người khác vì những mơ mộng hảo huyền của
mình.
Nằm mơ là
chuyện của trong mơ và không có thật, mơ thì cứ mơ, nhưng không thể vì giấc mơ
mà giận mình, cũng không thể vì giấc mơ mà quyết hận người này, hại người nọ.
50.DA HỔ
Có người nọ keo kiết bủn xỉn, một hôm bị một con hổ đuổi ông ta chạy trối
chết, con trai của ông ta cầm cung tên đuổi phía sau. Khi con trai lắp tên vào
cung và dương cung chuẩn bị bắn con hổ đang đuổi bố mình, người cha keo kiết bủn
xỉn đã gần kề miệng con hổ nhìn thấy vậy, thì vội vàng nói với con trai:
-
“Mày bắn xuống dưới
chút xíu đừng làm hư da của nó !”
Suy tư 74:
Con hổ đuổi sau lưng, mạng sống đã kề miệng
hổ, vậy mà vẫn không bỏ được lòng tham: vừa muốn sống lại vừa muốn được miếng
da hổ.
-
Có người vừa muốn lên thiên đàng với Chúa, nhưng lại thích sống trong tội
lỗi.
-
Có người vừa muốn sống hiếu thảo với cha mẹ, nhưng lại đi kiện cáo anh
chị em ruột của mình ra tòa.
-
Có người vừa muốn đi rước Mình Thánh Chúa, nhưng lại vừa muốn sống buông
thả theo xác thịt.
-
Có người vừa muốn trở thành bạn hữu của Chúa, nhưng lại muốn đầu quân
làm đệ tử của ma quỷ.v.v…
-
Có người muốn đi tu dâng mình làm tôi Chúa, nhưng cũng vừa muốn đầu tư làm
ăn lớn với các đại gia và sống như các chủ nhân ông.v.v…
Miếng da hổ không làm cho mạng sống kéo dài thêm một giây một phút, vậy
thì hà cớ gì phải sợ bắn chết con hổ chứ, mà nếu con hổ không chết thì chắc chắn
là ông ta sẽ chết vì con hổ.
Đức Chúa
Giê-su đã dạy không được làm tôi hai chủ, bởi vì con người chỉ có một linh hồn
mà thôi. Ha ha ha…
51.BỒN TẮM LỚN
Có một người
nói với người bạn của mình:
-
“Trong thôn của chúng
tôi có một ngôi chùa lớn, trong chùa lớn ấy có một cái bồn tắm rất lớn, cái bồn
tắm ấy có thể chứa được năm trăm tiểu hòa thượng tắm cùng một lúc”.
Người bạn
nói:
-
“Vậy có gì là ly kỳ
chứ, ở trong thôn của tôi có một bụi tre, chưa tới ba năm mà đã mọc cao tới
trăm vạn trượng chạm tới nền trời thì ngưng không cao nữa, rồi lại oằn xuống tới
đất”.
Người ấy
cười cười nói:
-
“Chuyện anh bịa đó thật
còn lớn hơn chuyện bịa của tôi nhiều”.
Người bạn ấy
rất trịnh trọng nói:
-
“Đương nhiên là cần
phải lớn như thế ! Bằng không thì lấy đâu tre dài mà làm được cái bồn tắm lớn
như anh vừa nói !”
Suy tư 75:
Nói
chuyện bịa đùa giỡn với nhau thì chẳng có tội tình gì, nhất là trong những lúc
làm việc mệt nhọc mà nói chuyện đùa vui thì giải tỏa bớt cơn mệt mỏi.
Ma quỷ là cha
của kẻ nói dối bịa đặt:
-
Với người
kiêu ngạo thì nó nói: chỉ có đàn bà trẻ con mới tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa
là sản phẩm của con người.
-
Với người vô
thần thì nó vui vẻ lừa dối nói: làm gì có Thiên Chúa, và tôn giáo là thuốc phiện
mê dân.
-
Với người cứng
lòng tin thì nó nói: không có Chúa Mẹ gì cả, nếu có thì tại sao lại cho người
này giàu có người kia nghèo khó.
-
Với người tội
lỗi thì nó nói: hối hận làm gì, làm gì có Chúa mà phạt với thưởng.
-
Với người
giàu có thì nó nói: tiền bạc của cải là do mình làm ra chứ không phải là Chúa
ban cho.
-
Với người tin
vào Chúa thì nó nói: Chúa nhân từ lắm không phạt ai đâu, cứ ăn chơi cho đã rồi
khi gần chết thì đi xưng tội cũng không muộn.
Bịạ đặt chuyện
để làm hại người khác là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ thì không bao giờ
thích con người nói sự thật, không thích con người đối xử tốt lành với nhau,
cho nên nó xúi giục con người bịa ra những câu chuyện, bịa ra những chứng cớ giả
để làm hại người ngay lành...
52.CHÂN GHẾ ĐẨU
Ngày xưa ở
nông thôn nọ có một vài người sống rất tiết kiệm, thường dùng cành cây để làm
chân ghế đẩu, có một nhà nọ có cái ghế đẩu bị hư một chân, người anh kêu em
mình đi chặt cành cây để thay thế.
Người em cầm
rìu đi rất lâu nhưng lại trở về tay không, người anh hỏi đã chặt cành cây về
thay chân cái ghế đẩu chưa, người em rất bực báo oán, nói:
-
“Anh không biết, mấy cây của nhà mình em đều
trèo lên coi hết rồi, cành cây để thay chân ghế thì nhiều, nhưng toàn bộ đều hướng
lên, không có cành nào chúi xuống !”
Suy tư
76:
Hể là cành cây thì có thể thay chân ghế đẩu, đâu cần phải
cành cây chúi xuống hay hướng lên, chẳng qua là đứa em cứ nghĩ cái chân ghế là ở
phía dưới, nên tìm cành cây mọc chúi xuống mới được.
Có
một vài người Ki-tô hữu cũng có những suy nghĩ cứng nhắc đến cố chấp làm mất đi
tinh thần bác ái của Phúc Âm:
-
Họ cứng nhắc
khi phê phán người khác là thứ vô đạo, bởi vì họ ít đi lễ nhà thờ.
-
Họ cứng nhắc
khi phê phán một lỗi của anh chị em, mà không nhìn đến những nỗ lực của những
anh chị em ấy.
-
Họ cố chấp
không thừa nhận cái ưu cái hay của người khác, chỉ vì họ cứ cứng nhắc nghĩ đến
lỗi lầm quá khứ của người khác.
Đức Chúa
Giê-su không hề nghĩ đến tội trong quá khứ của chúng ta, Ngài cũng không cứng
nhắc cố chấp khi chúng hối hận ăn năn tội lỗi của mình.
Cành cây hướng
lên hay chúi xuống cũng là cành cây, đều có thể thay thế chân ghế đẩu. Cũng vậy, con người ta dù khuyết điểm hay tội lỗi nhiều,
thì cũng có thể trở thành người tốt nếu họ thực tâm hối cải và quyết tâm vươn
lên, bởi vì ơn Chúa thì không thiếu cho những người thành tâm thống hối...
53.SAY RỒI THÌ KHÔNG GIỐNG NGƯỜI
Có một người làm tiệc đãi khách, khi tiệc bắt đầu thì ông ta đem một con
khỉ mà ông đã nuôi, cho nó mặc áo đội mũ ra làm trò giúp vui trong bữa tiệc,
con khỉ bắt chước người làm rất nhiều trò vui.
Có một khách dự tiệc nhìn con khỉ làm trò thì rất thích, bèn rót rượu
cho con khỉ uống.
Không ngờ con khỉ uống liên tục không biết kiềm chế, nên uống đến say và
nằm lăn ra giữa nhà kêu la chí chóe, quăng cả mũ xé cả áo đang mặc.
Người khách ấy khoái chí nói:
-
“Cuối cùng thì mày
cũng là thứ không có lý tính, khi không uống rượu thì có chút giống con người, nhưng
uống rượu say thì không còn giống người nữa !”
Suy tư 77:
Có hai trường hợp mất trí khôn: một là bị
điên hai là say rượu; bị điên thì mất trí bẩm sinh nên khi họ chửi bới đánh người
thì không ai bắt lỗi họ cả vì họ bị điên; say rượu thì mất trí trong một giai
đoạn ngắn, tỉnh lại thì hết mất trí, những người say rượu làm chuyện tầm bậy
như đánh người, chửi bới đều bị người ta lên án giận dữ…
Say rượu là nỗi kinh hoàng của con người,
vì nó gây ra biết bao đau thương không những cho bản thân cho gia đình, mà còn
gây ra đau khổ cho người khác nữa, cho nên không ai thích người say rượu cả.
-
Trong gia đình nếu ông bố sáng xỉn chiều say thì con cái sẽ bỏ nhà đi bụi,
vợ sẽ đau khổ và có khi đi tìm một đối tượng khác, gia đình sẽ không có hạnh
phúc.
-
Người say rượu mà lái xe thì sẽ gây tai họa cho mình và cho người khác.
-
Người say rượu thì như người điên ai cũng sợ hãi và tránh xa.
-
Người say rượu thì mất đi cả lý tính giống như con vật…
Thiên Chúa là tình yêu, Ngài tạo dựng con người và ban cho con người có
lý trí để phân biệt việc lành và sự dữ, để họ biết làm đẹp xã hội mưu ích cho bản
thân và cho mọi người, mất đi lý trí thì con người chẳng khác gì con vật, và
còn tệ hơn con vật nữa khi họ không biết mình đang làm gì…
Con khỉ thì mãi mãi chỉ là con khỉ, dù nó có thể bắt chước điệu bộ con
người, nhưng con người khi uống rượu say thì sẽ giống như con khỉ vậy, bởi vì
khi say thì mất cả lý tính của mình.
54.HỢP NHAU MUA ỦNG
Có hai anh em hợp nhau lại mua một đôi ủng, hai anh em thương lượng như
thế này: ai có việc phải đi ra khỏi nhà thì người ấy mang đôi ủng mới mua, không
ngờ người anh thường luôn có việc phải đi ra khỏi nhà nên thường mang đôi ủng mới.
Người em không an tâm, thế là đợi đêm về khi người anh đang ngủ, thì
mang đôi ủng mới đi tới đi lui trong nhà
Một người mang đôi ủng đi ban ngày, một người mang đôi ủng đi ban đêm,
không lâu sau đó thì đôi ủng mới ấy bị rách, người anh bèn thương lượng với người
em mua đôi ủng khác, người em lắc đầu nói:
-
“Không mua nữa, em
còn phải ngủ chứ”.
Suy tư 78:
Cuộc sống của người kiêu ngạo thì giống như
tâm trạng bất an của người em: lo lắng sợ người khác trỗi vượt hơn mình, sợ người
khác nổi tiếng hơn mình, sợ người khác dành được địa vị cao hơn mình…
Ma quỷ thưởng rảo quanh đi kiếm đồng minh của
mình để hợp lực chống lại Thiên Chúa, đồng minh mà nó thích nhất là người kiêu
ngạo, người hay bất mãn anh chị em, người ích kỷ và hay phê bình người khác, bởi
vì những người này đều có một tâm trạng giống nhau: lo sợ người khác trỗi vượt
hơn mình, giống như ma quỷ muốn bằng Thiên Chúa vậy.
Có những sức mạnh bởi hợp lực mà ra, đó là
đời sống cộng đoàn: cộng đoàn dòng tu, cộng đoàn giáo xứ, cộng đoàn giáo phận,
toàn thể dân Chúa.
Có những hợp lực làm cho liên minh ma quỷ
và thế gian phải sợ, đó là các bí tích của Giáo Hội, đó là phụng vụ các giờ kinh,
đó là kinh Mân Côi…
Ai hiểu thì hiểu !
55.ĐƯỜNG GẦN ĐƯỜNG XA
Có một đoàn
khách uống rượu xong thì trời đã quá tối. Khi gần tan tiệc, thì mọi người nói đến
chuyện nhà ai ở cách đây xa nhất, nhà ai ở gần nhất.
Có một khách đã say nói:
-
“Tất cả người ở đây thì nhà tôi ở là gần nhất”.
Người khác nói:
-
“Nhà anh gần sao bằng nhà của chủ nhà ?”
Người khách
say ấy đi xuống dưới một vòng rồi nói:
-
“Đi vào nhà của chủ nhà thì cũng phải đi vài
bước đường, còn tôi thì ngủ qua đêm ở đây !”
Suy tư
79:
Có
những người trước khi đi nhậu thì hăng hái vui vẻ, nhậu xong rồi thì không muốn
đi về nữa, bởi vì nhà xa lại mệt mỏi chỉ muốn ngủ; có những người trước khi đi
nhậu thì không kể đường xa đường gần, nhậu xong rồi thì cũng không hề quan tâm
đến nhà gần nhà xa, bởi vì quá chén nên họ ngủ bên lề đường hay góc bụi nào đó.
Đối
với những người Ki-tô hữu đường lên thiên đàng vừa gần vừa xa, gần là chỉ cần
bước qua ngưỡng cửa sự chết là đến nơi; xa là vì con người ta không ai muốn bước
qua cửa chết để vào thiên đàng, bởi vì có rất nhiều lý do, mà lý do lớn nhất mà
mỗi người Ki-tô hữu đều biết là dù chết hay sống cũng đều ở trong tay Thiên
Chúa.
Người
lành thánh thì mong sao được Chúa gọi về sớm, nhưng thấy Chúa chưa gọi nên họ cảm
thấy đường lên thiên đàng của họ còn xa…
Còn người tội
lỗi và người chưa chuẩn bị tâm hồn thì sao, đường lên thiên đàng đối với họ thì
gần hay xa nhỉ ?
Ai hiểu thì hiểu !
56.CÁM ƠN ĐƯỢC THƯỞNG
Một quan lớn đang ngồi trên công đường, đột nhiên đánh rắm một cái, ông
ta tự nói một mình hai chữ: “nhanh gọn”[3].
Mấy viên thư lại đứng bên không hiểu gì ráo, nghe nhầm tưởng là “thưởng lại”[4],
vì để nịnh hót quan lớn nên mọi người đều vui vẻ, tranh nhau tiến lên quỳ trước
quan bẩm báo:
-
“Cám ơn lão gia đã
thưởng cho ạ !”
Suy tư 81:
Tội
nghiệp nhất là những người thích nịnh hót, bởi vì khi nịnh thì họ quên mất đi
tư cách và phong độ của mình, quên mất mình cũng là một con người có giá trị
như tất cả người khác. Vì quên mất tư cách của mình, nên họ mới luồn cúi để hưởng
ơn huệ của người khác.
Không
ai thích người nhịn hót, bởi vì họ nhìn thấy nơi những người này không có tình
cảm chân thật, bởi vì những người nịnh hót thì chỉ biết đến quyền lợi của mình
mà quên đi tình nghĩa anh em, chỉ biết quyền lợi của mình mà có khi bán đứng bạn
bè của mình.
Người
khờ dại cũng biết cái “đánh rắm” không thể gọi là khen thưởng, nhưng những người
nịnh hót –dù là có học thức hay địa vị- thì cho đó là món quà mà quan lớn tặng
cho họ.
“Nịnh
hót” tuy là không nằm trong “bảy mối tội đầu”, nhưng xét cho cùng nó cũng là một
trong những nguyên nhân gây bất hòa, chém giết, thù hận và đau khổ cho người
khác vậy !
57.TÍNH
NÓNG
Có một chủ
nhân tính hay bồn chồn nóng nảy, trong gia đình nếu đầy tớ có lỗi thì lập tức
phạt nó quỳ gối, chửi mắng hung dữ, lại còn kêu người khác đem gậy đến, nếu
chưa đem gậy đến kịp thì cơn giận của chủ nhân tăng gấp ba, đầy tớ vội vàng nói
với chủ nhân:
-
“Tạm thời tát nó một cái để giải quyết tính
nóng đã”.
Suy tư
81:
Tính
tình ôn hòa thì giải quyết được nhiều việc hơn là nóng nảy, bởi vì tính nóng nảy
làm cho chuyện nhỏ không đáng gì sẽ trở thành chuyện lớn vì tính bộp chộp nóng
nảy của mình.
Cha
mẹ nóng nảy thì con cái sẽ sợ hãi và không dám chia sẻ những tâm tư bức xúc của
mình với cha mẹ, thế là đi tìm kiếm bạn bè để trút tâm sự của mình, mà bạn bè
thì có mấy người tốt ?
Thầy
cô giáo nóng nảy thì học trò sẽ xa lánh và chỉ coi các thầy cô như là những người
làm thuê ăn lương, chứ không phải là những thầy cô giáo đạo tạo con người tốt
tương lai cho xã hội.
Cha
sở nóng nảy thì càng tệ hại hơn nữa, bởi vì giáo dân đến nhà thờ là vì đức tin
của họ với Chúa, nếu cha sở nóng nảy ăn nói bộp chộp, la mắng giáo dân, thì
giáo dân buồn một mà Chúa thì buồn gấp trăm, bởi vì cha sở làm tan nát đàn
chiên của Ngài vì tính móng nảy của mình...
Tại
sao có tính nóng nảy, xét cho cùng là vì kiêu ngạo mà ra, bởi vì kiêu ngạo là đầu
mối của mọi tội lỗi.
58.NHẬN
GIÀY
Vợ và gian
phu đang vừa cười vừa nói thì chồng trở về, tên gian phu rất kinh ngạc hoảng hốt
nhảy qua cửa sổ đào tẩu.
Ông chồng nhặt
chiếc giày rơi trên đất lên làm gối kê đầu để ngủ, trong lòng rất giận dữ nói với
vợ:
-
“Đợi mai trời sáng, tôi lấy chiếc giày này
làm chứng cứ coi bà nói như thế nào ?”
Bà vợ trong
lòng nghĩ vậy thì tốt quá, do đó mà lợi dụng khi chồng ngủ say, thì lấy chiếc
giày của chồng đổi chiếc giày của gian phu.
Sáng sớm khi
chồng thức dậy thì lập tức nói đến chuyện ấy, bà vợ cười nói:
-
“Ông vẫn còn chưa nhìn cho rõ ràng coi chiếc
giày ấy như thế nào ?”
Ông chồng sau
khi coi lại kỷ càng bèn ngượng gạo cúi đầu nói:
-
“Xin lỗi, xin lỗi, xem ra tối hôm qua người
nhảy qua cửa sổ chính là tôi !”
Suy tư
82:
Không
bị khùng cũng không say rượu, vậy mà ông chồng cũng bị vợ lừa, tại sao vậy ? Tại
vì trời tối không để ý đến chiếc giày nó như thế nào, và cũng tại vì nhu nhược
và chủ quan quá nên bị vợ lừa...
Trong
cuộc sống hằng ngày có những lúc vì chủ quan mà có một vài linh mục không nhận
ra được căn tính linh mục của mình là hiền hòa và phục vụ, cho nên các ngài vẫn
cứ sống như một chủ nhân ông kiêu ngạo hách dịch với giáo dân của mình, và thế
là bị ma quỷ lừa với cái “mác” là: nhiệt tình vì nhà Chúa, việc Chúa.
Trong đời sống
tâm linh của mình, cũng có một vài người Ki-tô hữu vì chủ quan mà không nhận ra
“chiếc giày bố thí” của thế gian và “chiếc giày bác ái” của môn đệ của Đức Chúa
Giê-su, cho nên họ bị ma quỷ lừa dối với cái “mác” là làm việc thiện, bởi vì bố
thí là để lấy danh tiếng cho mình hoặc cho tập đoàn của mình, mà bác ái thì là
vì “yêu người như chính mình”, cả hai khác nhau xa một trời một vực.
Hoàn cảnh cộng
với chủ quan thì thường làm cho con người ta mắc bẩy thế gian và ma quỷ...
59.TRANH CHỖ NGỒI
Một anh mù, một anh lùn và một anh gù đang tranh nhau chỗ ngồi khi đi ăn
tiệc, không ai nhường ai, sau đó thì ước định, hể ai nói ra một câu mà không thể
chấp nhận được thì ngồi vị trí thứ nhất.
Anh mù nói: “Trong mắt tôi không
có người, thì nên để tôi ngồi mới phải”.
Anh lùn nói: “Tôi không bằng người
cao, nên để tôi ngồi”.
Anh gù nói: “Không nên tranh nhau,
nghĩ tới nghĩ lui các anh đều là hạng con cháu, tự nhiên vị trí thứ nhất là của
tôi”.
Suy tư 83:
Con người ta thường thích chỉ huy lãnh đạo
người khác hơn là người khác chỉ huy mình, do đó mà có những người trình độ
không đầy lá mít, viết chính tả sai bét như học sinh lớp ba trường làng khi được
chút địa vị thì tự bôi son trét phấn cho mình là học trường này trường nọ ở nước
ngoài, để chỉ huy người khác.
Người
mù vì mặc cảm không thấy, nên đòi giành chỗ thứ nhất; người lùn vì mặc cảm thấp
cổ bé họng nên cũng muốn ngồi địa vị thứ nhất; người gù lại càng mặc cảm thua
thiệt nên đương nhiên là muốn ngồi ở vị trí hàng đầu. Cả ba người là tượng
trương cho xã hội con người, bởi vì trong xã hội ai cũng muốn tranh giành quyền
lực địa vị để ngồi trên đầu trên cổ người khác, do đó mà xã hội thường sinh ra
hận thù, chiến tranh, ghen ghét, kiêu ngạo, giết người, trộm cắp.v.v...
Tập
thể, cộng đoàn nào mà có những người bị mù con mắt tâm hồn (mù), có suy nghĩ thấp
hèn (lùn), thích luồn cúi (gù) nịnh bợ chỉ huy, thì khốn nạn cho những cộng
đoàn tập thể ấy, bởi vì như Chúa Giê-su đã nói mù không thể dẫn dắt người mù, cả
hai chắc chắn sẽ rơi xuống hố vì không thấy đường…
Ai
hiểu thì chắc là không thích lãnh đạo người khác, bởi vì càng cao danh vọng
càng nhiều gian nan
60.THUẬT SỐNG LÂU
Bồ Truyền
Chính khi làm quan tri huyện ở Hàng Châu thì có một thuật sĩ đến xin yết kiến.
Nhìn thấy ông ta đã hơn chin mươi tuổi nhưng sắc mặt tươi nhuận giống như em bé.
Truyền Chính trò chuyện với ông ta rất ăn ý, thế là hỏi ông ta về thuật sống
lâu, thuật sĩ trả lời:
-
“Phương pháp của tôi vừa đơn giản vừa dễ làm,
không kiêng dè gì cả, đó chính là tuyệt đối cai sắc dục”.
Truyền Chính
cúi đầu trầm tư rất lâu rồi ôn tồn trả lời:
-
“Xem ra có thể sống ngàn tuổi, nhưng như thế
thì có ý nghĩa gì chứ ?
Suy tư
84:
Con người ta ai cũng thích sống lâu trăm tuổi, thích trường
sinh bất tử, nhưng sống lâu thì có ý nghĩa gì chứ, bởi vì:
-
Có những đứa
con đứa cháu mỗi năm đều chúc tết cha mẹ, ông bà nội ngoại, sống lâu trăm tuổi,
nhưng khi cha mẹ đến tuổi bảy mươi tám mươi, tóc bạc răng long, thì con cái đứa
này đùn đẫy qua đứa nọ để nuôi dưỡng, cháu chắt thì năm mười họa may ra mới đến
thăm ông bà nội ngoại một lần. Như thế thì sống lâu trăm tuổi có ý nghĩa gì chứ
?
Có những người
muốn sống lâu trăm tuổi, nên hết dùng thuốc “tiên” này đến thuốc “thần” nọ để
được khỏe mạnh sống trường thọ, thọ đến tám chín mươi tuổi, cuộc đời như ngọn
đèn trước gió bão, con cái mỗi ngày chăm lo cho mình, gây phiền phức mệt nhọc
cho con cháu, như thế thì sống trường thọ để làm gì chứ ?
Nhưng người
có đức tin thì mỗi giây phút họ đều cảm nghiệm được mình sống lâu trăm tuổi, đó
là khi họ hết lòng phục vụ tha nhân mà không cầu xin cho được trường thọ, bởi
vì họ sống mỗi giây phút hiện tại như là giây phút cuối của đời mình, đó không
phải là sống thọ với Chúa hay sao ?
Người như thế
thì là người hạnh phúc thật, vì cuộc sống của họ thật có ý nghĩa, và đó là bí
thuật sống thọ vậy.
61.
GỌI TRÀ
Nhà nọ có
khách đến thăm, ông chồng liên tiếp gọi trà không nghỉ. Vợ nói:
-
“Cả năm không mua trà, trà đâu mà có ?”
Ông chồng nói:
-
“Nước lạnh cũng được mà”.
Vợ lại nói:
-
“Một que củi cũng không có thì nước lạnh làm
sao nóng lên được chứ ?”
Ông chồng
nghe đến đây thì nhịn không được, mở miệng chửi:
-
“Đồ đàn bà ngu, lẽ nào trong gối không có một
ít cỏ khô sao ?
Vợ càng giận dữ hơn chồng, lập tức
chửi lại:
-
“Đồ thứ đàn ông thúi, mấy viên gạch viên đá
đó lẽ nào đem đốt để nấu nước được sao ?”
Suy tư
85:
Con người ta ai cũng có sĩ diện của mình, chức vụ càng lớn,
địa vị càng cao thì sĩ diện càng bộc lộ hơn qua cách hành xử của họ; gia đình
giàu có thì có sĩ diện của người giàu có, gia đình nghèo khó thì cũng có sĩ diện
của người nghèo khó, nhưng sĩ diện như thế nào để người khác không thể coi thường
mình đó là điều đáng nói.
Có
những người vì sĩ diện của tôn giáo mình, mà có người khi thấy người khác chế
nhạo đạo mình thì tức tối thóa mạ; có người thấy người khác bắt chước các cha
làm lễ để nhạo họ thì tức tối chửi bới; có người thấy bạn bè nói xấu các linh mục
và giáo dân thì đòi đánh họ.v.v...Tất cả những hành vi ấy đều là vì sĩ diện và
do lòng yêu mến tôn giáo của mình, không có gì để đáng nói, nhưng điều đáng nói
là khi chửi bới thóa mạ người khác thì có nói lên được bác ái của Đức Chúa
Giê-su không ?
Đức
Chúa Giê-su khi bị đóng đinh trên thập giá thì cũng bị các thượng tế, các binh
sĩ và dân chúng nhạo báng chê cười, nhưng Ngài không hề thóa mạ họ, trái lại
Ngài cầu xin Cha tha tội cho họ là những người đã chế nhạo và đã đóng đinh
mình.
Nhà
không có trà thì mời nước lạnh cũng được cần gì phải giữ sĩ diện để chồng vợ to
tiếng với nhau; khi người khác cố tình hoặc vô ý xúc phạm đến niềm tin của mình
thì tìm cách để cho họ biết như thế là không đúng, cần gì phải chửi bới thóa mạ
để Đức Chúa Giê-su đau buồn thêm nữa...
62.NHẶT
XƯƠNG
Đứa đầy tớ nhỏ
trong lòng oán hận ông chủ mỗi lần ăn cơm đều ăn hết cả thức ăn, chỉ chừa lại mấy
khúc xương, nó bèn cầu khẩn với trời, nói:
-
“Nguyện cho tướng công sống trăm tuổi, người
nhỏ thì sống một trăm lẽ một tuổi”.
Ông chủ hỏi
nguyên do tại sao, đầy tớ nhỏ trả lời:
-
“Người nhỏ sống hơn lâu hơn một tuổi để thu
nhặt xương của tướng công ạ”.
Suy tư
86:
Có những ông bà chủ rất tử tế với đầy tớ hoặc người làm
công cho mình, bởi vì những ông bà chủ này có tấm lòng nhân ái; trái lại cũng
có những ông bà chủ đối xử rất khắc nghiệt với đầy tớ hoặc người làm công của
mình, bởi vì họ coi đồng tiền mình bỏ ra thì lớn hơn nhân phẩm và sinh mạng của
người khác.
Đầy
tớ hay người làm công thì cũng là người như ông chủ, cũng là con cái của Thiên
Chúa, cũng có thân xác cần phải ăn uống để sống, và một linh hồn để chia sẻ niềm
vui yêu thương với Thiên Chúa hoặc khước từ chia sẻ ân sủng của Ngài, cho nên tất
cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau không những trước mặt Thiên Chúa,
mà con giữa người với nhau nữa.
Những
người làm ông chủ bà chủ thì phải có công bằng và bác ái hơn những người khác,
công bằng là trả lương xứng đáng cho người làm công cho mình, bác ái là ngoài
tiền lương ra thì có thể giúp đỡ họ khi có thể được. Bởi vì tất cả những gì
mình có được đều là Thiên Chúa ban cho mình, để mình trở thành người quản lý
nhân hậu và nhiệt tình của Chúa, khi mình vươn tay ra giúp đỡ cho tha nhân là
thay mặt Chúa giúp đỡ họ.
Tham
lam bốc lột người khác tận xương cốt thì coi chừng sẽ bị trả lại trong lửa đời
đời, lúc đó thì chẳng có ai đến nhặt xương giùm cho.
63.RƯỢU
CHẾT RỒI
Người nọ mời
khách, khi mọi người đang nâng ly ăn uống, thì trong đám khách có người đột
nhiên khóc lớn tiếng, chủ nhân vội vàng hỏi:
-
“Uống rượu là việc vui sao lại đau thương như
thế hử ?”
Người ấy trả lời:
-
“Cuộc sống tôi thích nhất là rượu, bây giờ rượu
đã chết rồi, cầm lòng không được nên khóc mà thôi”.
Chủ nhân nín cười không được nên
cười lớn, nói:
-
“Rượu làm sao mà chết được ?”
Người khách nói:
-
“Theo anh nói thì rượu không chết được, tại
sao một chút mùi rượu cũng không có chứ !”
Suy tư
86:
Tiệc là bày tỏ sự vui mừng, và rượu thì làm cho buổi tiệc
thêm phấn khởi, chứ không phải rượu là nguyên nhân của sự vui mừng. Do đó mà rượu
thì không thể chết được, chỉ có người thích uống rượu mới chết; rượu thì hoặc
có hoặc không chứ không thể chết, nhưng người nghiện rượu nếu không có rượu thì
sẽ như người mất trí, và có khi chết cũng không chừng...
Người
nghiện rượu đi ăn tiệc mà không thấy rượu thì bữa tiệc chẳng có gì là vui cả;
người không uống rượu đi dự tiệc không thấy chai rượu nào cả thì trong lòng vui
vẻ.
Bàn
tiệc thánh mà người Ki-tô hữu mỗi ngày đi tham dự chính là thánh lễ Mi-sa, nơi
bàn tiệc thánh này có đầy đủ thức ăn và rượu, đó chính là Mình Thánh và Máu
Thánh của Đức Chúa Giê-su, và tất cả những người tham dự đều chỉ có một tâm trạng
như nhau là yêu mến Thánh Thể, là muốn kết hợp mật thiết với Đức Chúa Giê-su
Thánh Thể. Chỉ có bàn tiệc thánh này mới làm họ thỏa lòng mong ước mà thôi, bởi
vì đó chính là lương thực hằng sống mà Đức Chúa Giê-su ban cho những ai tin,
yêu mến và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống mà thôi.
Mình
và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su thì không thể chết được, nhưng những ai không
thèm ăn hoặc ăn một cách bất xứng thì sẽ chết, mà chết đời đời mới đáng sợ hơn.
64.NGƯỜI THÔNG
MINH CỦA NGƯỜI NGU
Có một người
cầm một cây tre dài đi vào thành, khi đến cổng thành thì anh ta dựng đứng cây
trúc để đi vào, nhưng cổng thành quá thấp; vác ngang cây tre đi vào, nhưng cổng
thành lại quá hẹp; đem cây tre bẻ làm đôi thì cảm thấy tiếc, do đó mà anh ta đứng
trước cổng thành phân vân khó xử.
Người đi đường
nhìn thấy bèn đi tới nói với anh ta:
-
“Cách đây mười dặm có một vị tên là Lý Tam
Lão, ông ta là người thông mình của chúng tôi, anh nên đi thỉnh giáo hỏi ông
ta, để ông ta giúp anh tìm ra một phương pháp”.
Lời vừa nói
ra thì đúng lúc Lý Tam Lão cỡi lừa đi tới, mọi người đều đi đến phía trước, khi
đến gần thì người ta nhìn thấy ông ta ngồi trên mông con lừa mà cưỡi, mọi người
đều hỏi ông ta:
-
“Tại sao không ngồi trên lưng lừa, cỡi trên
mông lừa là có ý gì ?”
Lý Tam Lão
dùng ngón tay chỉ sợi dây cương, thong thả nói:
-
“Các ông coi sợi dây cương này quá dài”.
Suy tư
87:
Người cầm cây tre không vào cổng thành được là vì không
chịu suy nghĩ, nên bị coi là ngu; người được người khác cho là thông minh thì lại
ngồi trên mông con lừa mà cưỡi, lý do là vì sợi dây cương quá dài ! Người vác
cây tre và người cưỡi trên mông lừa cả hai đều là người không chịu suy nghĩ, chỉ
cần vác dọc cây tre thì vào thành dễ dàng, và chỉ cần thâu sợi dây cương ngắn lại
thì sẽ ngồi ngay ngắn trên lưng lừa...
Cây
tre dài thì giống như người ăn không ngồi rỗi, ngồi ngẫm nghĩ moi móc chuyện của
người khác để có dịp là bêu xấu, nhất là những người ấy có ảnh hưởng hơn mình;
sợi dây cương dài thì giống như người có chút ít kiến thức nhưng óc kiêu ngạo
thì cao hơn cả trời, nên cứ tìm cách để chê bai bêu xấu người khác, để hạ bệ họ
trước mặt người khác khi không có họ tại đó...
Sự
thông minh không chỉ giới hạn ở một người, và không chỉ một mình mình thông
minh mà thôi, nhưng mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho sự thông minh khác
nhau, người này thông minh về lãnh vực này, người khác thông minh về lãnh vực
kia, không phải để chê bai nhau, nhưng là để bổ sung cho nhau, để cùng nhau xây
dựng ngôi nhà Giáo Hội và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn theo như ý của Thiên
Chúa.
Trong
cuộc sống không có ai là người ngu cả, chỉ có những người tự cho mình là tài
cao học rộng mới cho người khác là ngu mà thôi. Coi chừng, Thiên Chúa không
thích như thế đâu, vì tất cả mọi người đều là do Ngài dựng nên.
Ai hiểu thì
hiểu !
65.TĂNG
SĨ HỎI VẶN
Tú tài hỏi hòa thượng:
-
“Trong kinh điển của các ông hai chữ “nam mô南無” nên
đọc âm gốc mới phải, tại sao lại đọc thành “na mô那摩” ?”
Hòa thượng hỏi vặn lại:
-
“Này anh, trong sách Tứ Thư, hai chữ “ư hô于戲”, tại
sao đọc là “ô hô嗚呼” ? Bây giờ nếu anh đọc là “ư hô”
thì tôi sẽ đọc là “nam mô”; còn nếu như anh đọc là “ô hô” thì tự nhiên tôi sẽ đọc
là “na mô”.
Suy tư
89:
Tú
tài không hiểu những ý nghĩa của kinh Phật nên mới hỏi hòa thượng, nhưng hòa
thượng lại hỏi vặn lại tú tài, rồi cuối cùng cũng không giải đáp câu hỏi của tú
tài.
Người
không biết thì hỏi người biết, người biết thì trả lời rõ ràng chứ không vặn hỏi
lại, đó chính là đức ái trong cách đối xử hằng ngày giữa con người với nhau, bởi
vì khi trong lòng không có đức ái, thì đối xử với nhau cũng không có đức ái.
Đức ái được
phát xuất từ chính lòng nhân từ khi trong lòng họ yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi
vì lòng bác ái không chỉ là đem tiền bạc vật chất giúp đỡ người khác, không chỉ
là phục vụ người khác, không chỉ là đi trại phong này trại cùi nọ để làm việc từ
thiện mà thôi, nhưng còn là trong cách đối xử nhân từ giữa người với nhau nữa,
chẳng hạn như cha sở đối xử nhân từ với giáo dân, giáo dân đối xử nhân từ với
các linh mục, người này đối xử nhân từ với người kia, mà đối xử nhân từ với
nhau thì như khi Đức Chúa Giê-su hiện ra với thánh nữ Faustina thì dạy thánh nữ
phải có lòng nhân từ khi đối xử với người khác, và dạy thánh nữ ba cách đối xử
nhân từ, đó là:
-
Nhân từ trong
thái độ.
-
Nhân từ trong
lời nói.
-
Cầu nguyện
luôn.
Khi chúng ta
đối xử nhân từ với người khác theo ba cách của Đức Chúa Giê-su dạy, thì chúng
ta là những người rao giảng lòng nhân từ của Thiên Chúa, và là những chứng nhân
của lòng thương xót Chúa vậy.
66.ĐỆ TỬ
CỦA RƯỢU
Có người
thích uống rượu, một hôm đi đến nhà bạn uống rượu, ngồi hoài ngồi mãi mà không
muốn về nhà, đầy tớ của chủ nhà không nhịn được nên muốn đuổi khách, thấy trời
nhiều mây, bèn nói:
-
“Trời sắp mưa rồi”.
Nhưng người ấy trả lời:
-
“Trời sắp mưa rồi sao, vậy thì không thể về
nhà được”.
Qua một lúc
sau thì trời đổ mưa, nhưng không lâu sau thì trời lại quang mây tạnh, đầy tớ của
chủ nhà lại nói:
-
“Mưa tạnh rồi !”
Nhưng người ấy lại thoải mái nói:
-
“Mưa tạnh rồi thì còn sợ gì chứ ?”
Suy tư
90:
Dù
thích uống rượu nhưng cũng cần phải nhớ đến tư cách của mình nữa chứ, không phải
vì thích uống rượu mà cứ ngồi lì trong nhà người ta đến nỗi đầy tớ của chủ nhà
phải đuổi khéo.
Mỗi
một con người đều có tư cách của mình, tư cách này được hình thành bởi giáo dục
và tập luyện mà có; tư cách này chính là tiêu chuẩn để người khác đánh giá bản
thân mình, hoặc mình đánh giá bản thân người khác, thân phận càng cao thì tư
cách càng cao hơn.
-
Dù thích uống
rượu nhưng cũng phải giữ tư cách của mình là linh mục, không nên để giáo dân hoặc
người khác xầm xì.
-
Dù thích đi
hát karaoke thì cũng phải giữ tư cách của mình là thầy giáo, không nên để học
sinh coi thường mình.
-
Dù thích phê
bình người khác trước mặt mọi người, thì cũng phải giữ tư cách của mình là nam
nữ tu sĩ, kẻo trở thành gương mù cho giáo dân và cho người khác.
Không nên vì
một vài ly rượu mà đánh mất tư cách của mình; không nên vì để khẳng định mình
là tài giỏi mà nói xấu anh em mình trước mặt người khác; không nên vì để lấy
lòng một vài giáo dân mà làm cho cộng đoàn chia rẻ...
Ai hiểu thì
hiểu !
67.ĐẦY CẢ DĨA
Khách nhìn
dĩa trên bàn không có thức ăn gì cả, thế là cố ý cám ơn chủ nhà để nói rằng ông
ta quá tốn công, chủ nhà nghe như thế thì cảm thấy lạ, bèn hỏi:
-
“Trên bàn không có thức ăn gì cả sao lại nói
tôi quá tốn công ?
Người khách nói:
-
“Đầy cả dĩa đó, sao lại nói không có ?”
Chủ nhà liền hỏi:
-
“Thức ăn ở đâu ?”
Người khách chỉ cái dĩa nói:
-
“Đây không phải thức ăn à, lẽ nào không phải
thịt hay sao ?”
Suy tư
92:
Khi chủ nhà mời tiệc, cho dù bủn xỉn keo kiệt đến đâu thì
trên bàn nhất định không nhiều thì ít cũng có thức ăn, hoặc không cao lương mỹ
vị thì nhất định cũng có thức ăn để ăn, do đó mà đừng vội vàng hấp tấp hỏi chủ
nhà...
Thiên
Chúa là tình yêu khi Ngài mời gọi những con cái của Ngài đến tham dự bàn tiệc
thánh, thì nhất định trên bàn tiệc sẽ có thức ăn, mà thức ăn đó chính là Mình
và Náu Thánh của Đức Chúa Giê-su.
Có
những người Ki-tô hữu khi đi tham dự thánh lễ thì hỏi: sao mình không thấy ân sủng
Chúa đâu cả ? Hoặc có người xem ra như oán hờn: sao tôi không thấy Chúa ban ơn
gì cho tôi cả ?..v.v... Ân sủng Chúa luôn tuôn đổ xuống trên người thành tâm
đón nhận không vì ích kỷ riêng tư, nhưng là vì yêu Chúa và khao khát được sự sống
đời đời.
Đức
Chúa Giê-su đã nói với thánh nữ Faustina rằng: “Ta rất ước ao tuôn đổ ơn sủng xuống trên những kẻ tin tưởng nơi Ta,
càng tin tưởng nơi Ta, Ta càng ban ơn quý báu cho họ”. Lời Chúa đã hứa như
thế, sao còn hỏi trên bàn tiệc không có gì cả ?
Chỉ
những ai đi dự lễ với một tâm hồn ích kỷ thì mới không thấy gì trên bàn thờ và
cũng không thấy gì trong tâm hồn, và như thế họ sẽ trở về tay không mà thôi.
68.THÓI QUEN
Một người ở
thôn quê làm quan tuần tra, một hôm đến phiên trực ở cổng viện, đúng lúc có một
vị thái thú đến kiểm soát tuần tra, anh ta lập tức quỳ xuống nói:
-
“Kính mời đại quan lão vào ạ”.
Quan thái thú
nghe vậy thì nổi giận, bèn kêu lính đánh anh ta mười roi.
Qua ngày thứ
hai, thái thú lại đến, anh ta vội vàng quỳ xuống bẩm:
-
“Xin mời ông tổ ạ”.
Quan tuần an lại chửi anh ta một
trận.
Qua ngày thứ
ba, thái thú lại đến, anh ta trong lòng nghĩ: dùng tiếng nhà quê để nói thì không
được, gọi thông thường cũng không thể được, chỉ có cách nói:
-
“Người hôm trước đến và người hôm qua đến,
hôm nay lại đến”.
Suy tư
92:
Thói
quen là một việc làm quen thuộc mà một người nào đó thường lập đi lập lại trong
sinh hoạt hằng ngày của họ. Có thói quen tốt và có thói quen xấu; có thói quen
làm người khác vui thích và có thói quen làm cho người khác ghét...
Người
nhà quê thì có thói quen của người nhà quê, nên thường kính trọng những người
có chức quyền hoặc cấp trên mà quên mất mình đang làm nhiệm vụ tuần tra. Quan lớn
có thói quen của quan lớn là hách dịch, kiêu ngạo, chỉ biết chửi mà không nói
lý do tại sao bị chửi cho thuộc hạ biết.
Người Ki-tô hữu
thì có thói quen của người Ki-tô hữu, thói quen của họ là đi dâng thánh lễ mỗi
ngày chúa nhật hoặc các ngày thường, tích cực tham dự các bí tích nhất là bí
tích Thánh Thể và bí tích Giải Tội; thói quen của họ cũng được thể hiện trong
cuộc sống, đó là thói quen phục vụ và giúp đỡ người khác, đó là thói quen chỉ
biết cho đi mà không nhận lại, tất cả những thói quen này đều làm cho gương mặt
của Đức Chúa Giê-su Ki-tô hiện rõ trong cuộc sống của họ, và làm cho mọi người
dễ dàng nhận biết Chúa hơn, đó là những thói quen tốt mà mỗi người Ki-tô hữu
thường làm trong cuộc sống của mình.
Thói quen tốt
thì ai cũng thích, chỉ những người có
thói quen chỉ trích phê bình người khác, mới không thích những thói quen tốt của
người khác mà thôi, vì những thói quen tốt của người khác luôn đối chọi với
tính ích kỷ nhỏ nhen của họ.
69.THÁI
TRIỀU
Thái Triều là
một người thích nói chuyện tiếu lâm.
Một lần nọ, một
tốp quan nhỏ lên thuyền đi đón thượng cấp, thuyền của thượng cấp chưa đến, lúc ấy
là mùa đông nên mọi người trên thuyền vây quanh bếp lửa. Thái Triều cũng vội
vàng đến, và mọi người yêu cầu anh ta kể một câu chuyện vui.
Thái Triều
nói:
-
“Không có chuyện tiếu lâm gì cả, nghĩ không
ra. Nhưng hôm qua có nghe nói ở Giang Trung có một toán cướp, cướp một chiếc
thương thuyền, nó vốn là thuyền bán nhang, bọn cướp thương lượng với nhau, nói:
đem bán đi thì không được bao nhiêu tiền, mà đem quăng đi thì tiếc, thôi thì đốt
để tế ông trời. Kết quả, khói nhang bay tới tận trời cao, thượng đế cho rằng
nhân gian làm việc tốt, bèn sai hai lực sĩ xuống trần gian nghe ngóng, hai vị lực
sĩ trở lại bẩm báo với thượng đế:
-
“Làm gì có người đốt nhang làm việc tốt, đó
chính là một toán cướp đốt lửa để sưởi ấm”.
Suy tư
93:
Chuyện tiếu lâm không phải chỉ là kể để cười cho vui mà
thôi, nhưng có những chuyện tiếu lâm bao hàm nội dung thâm thúy, mới nghe xong
thì cười nhưng ngẫm nghĩ thì rất đau lòng...
Có
những chuyện tiếu lâm nghe rất dung tục khiến người khác đỏ mặt đỏ mày khi nghe
kể; có những chuyện tiếu lâm khi nghe xong thì để lại ấn tượng xấu cho người kể;
lại có những chuyện tiếu lâm rất phong phú khi nghe xong thì người ta vừa cười
vừa thương hại cho một ai đó.
Có
những chuyện tiếu lâm không nên được kể từ miệng linh mục, đó là những chuyện
có tính dung tục làm người nghe hiểu ngược lại và phản tác dụng; có những chuyện
tiếu lâm không nên kể cho các thiếu nhi, bởi như thế làm cho tâm hồn các em
thêm bẩn; có những chuyện tiếu lâm không nên kể trên tòa giảng, bởi vì tòa giảng
không phải là nơi để kể chuyện tiếu lâm, để cười ha ha.
Trong các
Phúc Âm không hề nghe các thánh sử tường thuật Đức Chúa Giê-su nói chuyện tiếu
lâm để mọi người cười, nhưng Ngài thích dùng các dụ ngôn thực tế để giáo huấn mọi
người, dụ ngôn của Ngài kể không như các kinh sư giảng dạy, nhưng ý nghĩa rất
phong phú và ai cũng có thể hiểu và thực hành được.
Thái Triều
không kể chuyện tiếu lâm nhưng kể chuyện thật, chuyện thật đó nói đến thực tại
của xã hội mà ông ta đang sống.
70.NGƯỜI
MÙ
Hai người mù
vừa đi vừa trò chuyện, một người nói:
-
“Trên thế gian này chỉ có người mù là sướng
nhất, người sáng mắt cả ngày bận rộn bôn ba, đặc biệt là nhà nông làm sao được
như chúng ta suốt đời thanh nhàn chứ ?”
Lúc ấy có một
nông phu đi ngang qua, nghe được hai người mù nói chuyện, bèn giả dạng làm quan
lớn cưỡi ngựa đến, trách họ sao không tránh đường, rồi đem hai người mù này
đánh cho một trận, ngăm đe họ và bỏ đi. Sau đó nghe một trong hai người mù nói rất
dõng dạc:
-
“Cuối cùng làm người mù vẫn là hay hơn cả, nếu
như người sáng mắt thì đã bị đánh, lại còn bị hỏi tội nữa !”
Suy tư
94:
Con
người ta có hai loại con mắt: con mắt tâm hồn và con mắt xác thịt.
Con mắt tâm hồn
mà bị mù thì khổ cực hơn cả, vì họ không nhìn thấy cái hay của người khác để bắt
chước, họ không nhìn thấy được người khác còn có những cái tài giỏi hơn mình,
nên họ vẫn cứ loay hoay trong cái hạn hẹp của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là
người kiêu ngạo.
Người
bị mù con mắt xác thịt có thể tìm được niềm vui của mình trong cuộc sống nếu họ
biết chấp nhận thực tại của mình, người Ki-tô hữu gọi đó là biết chấp nhận vác
thánh giá của mình, chấp nhận thánh ý Chúa trên bản thân mình.
Người
kiêu ngạo là người bị mù con mắt tâm hồn, nên họ luôn sống trong sự bất an và
nghi kỵ người khác…
71.ĐỐT LỬA
BA NGÀY
Thời nhà Tống,
ở huyện Nam Cung có một quan huyện tên là Điền Đăng田登[5], ông ta rất kiêng kỵ người khác nói đến tên của mình, thậm
chí ngay cả đồng âm với tên của ông ta thì cũng không được nói đến. Do đó, khi
người ta nói hai chữ “điểm đăng點燈”[6] thì sợ phạm húy tên Điền
Đăng, nên đổi thành “điểm hỏa點火”.
Khi sắp đến
ngày mười lăm tháng năm, huyện phủ theo thông lệ đưa ra thông cáo mừng “tiết đăng燈節”[7], nhưng các viên thuộc lại
không dám viết chữ “đăng”, bèn quanh co vòng vèo đưa lên bẩm báo trang thông
cáo, để Điền Đăng phê chuẩn, cũng là để coi Điền Đăng làm thế nào phê chuẩn chữ
“đăng燈” của tiết hoa đăng ?
Suy tư
95:
Thắp
đèn và đốt lửa thì khác nhau xa chừng chừng, thắp đèn là để chiếu sáng cả nhà,
mà đốt lửa thì có thể đốt cháy nhà, đốt rừng, đốt cháy những thứ khác.v.v… cho
nên làm một quan huyện thì không nên vì cái tên cúng cơm của mình mà làm cho
mình mất cả danh giá.
Có
những người giận dữ khi nghe người khác kêu tên cha mẹ mình, có những người khi
nghe người khác lấy tên cha mẹ mình ra mà chửi bới làm nhục thì tức khí đánh họ
và và làm náo loạn lên, bởi vì đó là một sự khinh dể và sỉ nhục cho mình.
Điều
răn thứ hai của Đức Chúa Trời dạy con người không được kêu tên Chúa cách vô cớ,
vô cớ là khi không có lý do, vô cớ là khi muốn làm nhục các Ki-tô hữu, vô cớ là
khi thề dối thề gian.v.v… Giáo Hội Công Giáo có ba tên rất thánh rất trọng, đó
là tên của Đức Giê-su Ki-tô, đó là tên của Đức Mẹ Ma-ri-a, đó là tên của thánh
cả Giu-se. Ba tên rất thánh này là sự chở che hữu hiệu cho người hấp hối chống
trả với ma quỷ trong giờ sau hết, ba tên rất thánh này là niềm an ùi và vui mừng
cho những người Công Giáo khi gặp gian truân, cho nên họ sẽ rất buồn khi có những
người Công Giáo lạm dụng thánh danh của Đức Chúa Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a và
Thánh cả Giu-se để làm điều hại đến tha nhân như thề gian thề dối.
Quan
huyện muốn mình trở thành quyền uy tuyệt đối trên người dân trong huyện mình,
nên cấm người khác nói đến tên mình, đó là điều quái gỡ của những người kiêu ngạo,
độc tài, bất tài và hãm tài…
Ai hiểu thì hiểu !
72.DỜI NHÀ
Có một người mà
hàng xóm phía bên trái là thợ đồng, hàng xóm bên phải là thợ sắt, ngày nào cả
hai bên phải trái đều gỏ búa inh ỏi, nghe rất bực mình, thế là anh ta nhờ người
đi nói với thợ đồng và thợ sắt rằng hy vọng họ dời nhà đi nơi khác.
Sau đó, người
thợ đồng và thợ sắt đem thư đến cho anh ta, nói rằng họ chuẩn bị dời nhà.
Người ấy rất
vui vẻ, bèn bày tiệc tiển đưa hai nhà hàng xóm, sau khi ăn uống xong, người ấy
bèn hỏi hai người hàng xóm:
-
“Các anh chuẩn bị dời nhà đi đến đâu ?”
Thợ đồng và thợ sắt cùng nhau nói:
-
“Chúng tôi hai nhà đổi cho nhau”.
Suy tư
96:
Không có gì mệt và phiền não cho bằng dời nhà hoặc dọn
nhà đi chỗ khác, bởi vì dời nhà thì vừa hao tiền vừa mệt trí vừa bực dọc. Người
xưa nói “an cư lạc nghiệp” tức là có một chỗ ở ổn định thì lòng trí mới phấn khởi
làm ăn, vui vẻ hưởng thụ cuộc sống đáng yêu này, cho nên khi con người ta có
nơi ở đàng hoàng, có công việc làm ăn đàng hoàng mà bắt họ dời nhà với một lý
do ồn ào, thì dứt khoát là không ai dời nhà đi cả.
Người lành
hay người dữ, người tốt hay người xấu đều có hai quê hương, một quê hương ở thế
gian này, và một quê hương ở đời sau. Quê hương ở thế gian này là tạm thời,
nhưng quê hương đời sau là vĩnh viễn đời đời.
Khi con người
ta nhắm mắt tắt hơi lìa khỏi đời tạm thế gian này, là lúc họ dời nhà đến nơi
quê hương thứ hai và ở đó vĩnh viễn không dời nhà nữa. Quê hương thứ hai vĩnh
viễn này có hai nơi, đó là thiên đàng và hỏa ngục. Thiên đàng là nơi dành cho
những người tin vào Đức Chúa Giê-su và thực hành những lời dạy của Ngài khi họ
sống ở trần gian này; hỏa ngục là nơi dành cho những người khi sống ở thế này
mà làm điều ác đức: gian dâm, trộm cắp, vu khống cáo gian, làm chứng dối, kiêu
ngạo, nhạo báng Thiên Chúa.v.v...
Dời
nhà từ thế gian lên thiên đàng thì hạnh phúc vô cùng, nhưng dời nhà từ thế gian
xuống hỏa ngục thì đau khổ vô cùng và đau khổ đời đời kiếp kiếp. Ai hiểu thì hiểu
!
73.NHƯ THẾ
NÀY MÀ ĐẾN SAO ?
Có một người
chạy công văn, chạy mệt bở hơi tai bèn vào trong nhà tắm để tắm. Tắm xong, thì
phát hiện áo quần của mình bị người ta lấy mất, do đó mà làm náo lên.
Chủ nhà tắm lại
nói anh ta là người có ý đồ điêu ngoa.
Người chạy
công văn nghe được thì rất giận dữ, thế là lấy mũ cánh chuồn đội lên, mang đôi ủng
vào, lấy dây thắt lưng thắt trên thân thể trần truồng của mình và nói với mọi
người:
-
“Xin mời chư vị nhìn coi, lẽ nào tôi như thế
này mà đến sao ?”
Suy tư
98:
Trong cơn bối rối bị vu oan mà vẫn làm cho mọi người thấy
được mình đúng thì quả là người thông minh, bởi vì không ai từ nhà đi đến nhà tắm
mà thân mình trần truồng chỉ đội cái mũ cánh chuồn, mang ủng cao...
Không
ai cả đời làm ác rồi chết là được lên thiên đàng mà không được ơn Chúa cứu giúp,
nhưng chỉ có những ai được ơn thông minh của Chúa Thánh Thần mới biết mình quá
tội lỗi để mà hối cải ăn năn; không ai suốt đời nói mình không tin có Thiên
Chúa, không tin Hội Thánh của Ngài ở trần gian, không tin Chúa Giê-su chết và sống
lại.v.v...mà chết đi rồi đi thẳng một mạch vào Nước thiên đàng của Ngài...
Con
người ta khi sinh ra thì đã trần truồng thì khi chết đi cũng sẽ trần truồng trở
về cát bụi, chỉ những ai được tắm trong bí tích Rửa Tội, thì mới hy vọng mặc áo
vinh quang làm con cái Thiên Chúa và đội triều thiên chiến thắng ma quỷ mà
thôi.
Không
ai trần truồng mà lại mang áo mão cân đai để đi tắm, cũng không ai linh hồn trần
truồng mà lại đi vào thiên đàng để dự tiệc trường sinh !
74.TRỘM TRÂU
Có một người vì
trộm trâu của người khác nên bị cùm tay đi diễu trên phố, có người quen biết
nhìn thấy thì đi đến hỏi anh ta:
-
“Tại sao anh lại như thế này ?”
Người trộm trâu trả lời:
-
“Vận xui của tôi tới rồi, trước đây mấy giờ
tôi đi dạo trên đường, nhìn thấy trên đường có sợi dây thừng thì nghĩ rằng có
thể dùng, bèn thuận tay nhặt lên”.
Người quen lại hỏi:
-
“Chỉ vì chút việc đó thì làm sao mà phạm tội
lớn được ?”
Người trộm trâu nói:
-
“Bởi vì đầu sợi dây thừng có một con trâu !”
Suy tư
98:
Tình ngay ý gian là bởi vì chỉ nhặt sợi dây thừng để dùng,
không ngờ đầu kia sợi dây lại là con trâu, thế là bị ghép tội trộm trâu; nhưng cũng
là một câu chuyện vui để dạy cho chúng ta một bài học về sự tham lam, gặp gì
cũng muốn nhặt muốn lấy, mà không biết là phía sau đó là một cái chết của linh
hồn…
Ma
quỷ thường dùng những sợi dây thừng rất đẹp để trói linh hồn của con người:
-
Ma quỷ dùng sợi
dây “vì anh chị em” để trói buộc chúng ta, vì thế cho nên có những người Ki-tô
hữu nói rằng mình phải làm lớn trong xã hội để giúp đỡ anh chị em mình, thế
nhưng khi làm lớn rồi thì bị trói buộc đủ thú, nhất là tiền và danh vọng, thế
là họ ngày càng bị sợi dây “vì anh chị em” trói chặt không làm gì được cho anh
chị em mình.
-
Ma quỷ dùng sợi
dây “vì Giáo Hội vì mọi người” để trói buộc chúng ta, cho nên có những người
Ki-tô hữu đi đêm với nhóm này, thỏa thuận với nhóm kia để đạt mục đích của mình
là “vì Giáo Hội vì mọi người”, thế nhưng khi đạt được mục đích rồi thì bị sợi
dây “vì Giáo Hội vì mọi người” ấy trói buộc, mà không làm gì có ích cho Giáo Hội
và cho mọi người cả.
Khi nhặt sợi
dây giữa đường thì phải nhìn trước nhìn sau coi có gì nguy hiểm cho mình không
rồi mới nhặt, bằng không thì sẽ bị tòa án lương tâm kết án về tội “trộm linh hồn
người khác” vậy !
Ha ha ha...
75.TÍNH VỘI
VÀNG, TÍNH CHẬM CHẠP
Có hai thông
gia, một người có tính vội vàng và người kia có tính chậm chạp. Một hôm, hai
thông gia gặp nhau trên đường, cả hai chắp tay cúi đầu vái chào nhau, thông gia
có tính chậm chạp vừa chấp tay chào vừa hỏi thăm:
-
“Trong tháng giêng thông gia như thế nào,
tháng hai thông gia như thế nào ?” và cứ theo tháng mà hỏi cho đến tháng mười hai mới hỏi
xong.
Khi ông thông
gia chắp tay cúi đầu chào hỏi thăm xong ngẩng đầu lên nhìn, thì không thấy ông
thông gia của mình đâu cả, ông ta rất kinh ngạc nói:
-
“Thông gia đi lúc nào vậy nhỉ ?”
Người qua đường nói:
-
“Đi giữa tháng giêng
và tháng hai”.
Suy tư 99:
Người ta nói rằng người
có tính vội vàng thì hay hư việc, nhưng xét cho cùng, người có tính chậm chạp
cũng chẳng hơn gì mấy, vì chậm chạp quá cũng sẽ hư chuyện như thường.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu
thì tính chậm chạp hay tính vội vàng cũng cần phải đặt đúng nơi đúng chỗ của nó:
Về tội lỗi:
-
Phải vội vàng không nên chậm chạp ăn năn sám hối khi biết mình phạm tội;
phải nhanh chóng chạy tránh cơn cám dỗ khi nó đến gần, chứ đừng chậm chạp nói từ
từ đã; phải vội vàng tránh xa bạn bè xấu khi họ mời mọc chúng ta đi vào con đường
tội lỗi, chứ đừng nói chậm chậm thử chút chơi có gì mà ghê quá vậy; phải nhanh
chóng không được chậm trễ làm hòa với Thiên Chúa và tha nhân sau khi đắc tội với
Chúa và với anh chị em.
Về đức ái:
-
Phải nhanh chóng ra tay giúp đỡ người nghèo khổ khi có thể được chứ đừng
chậm chạp nói có người khác giúp rồi; phải vội vàng cứu người như cứu lửa chứ
không nên nói từ từ coi họ có phải là người ghét mình không đã; phải nhanh
chóng trong việc thờ phượng Thiên Chúa, đừng chậm trễ khi đi dự thánh lễ, đọc
kinh làm việc tông đồ…
Bí quyết để
làm cho tính vội thành chậm, tính chậm thành vội chính là đức ái vậy ! Ha ha
ha...
Ai hiểu thì hiểu !
76.DA MẶT DÀY
Hai người
nói chuyện phiếm, một người hỏi:
-
“Trong trời đất cái
gì cứng nhất ?”
Người kia
nói:
-
“Sắt là cứng nhất”.
Người ấy lại
nói:
-
“Thấy lửa thì hóa lỏng,
sao lại là cứng nhất nhỉ ?”
Người kia
hỏi:
-
“Vậy thì thứ gì là cứng
nhất ?”
Người ấy
nói:
-
“Không gì bằng râu”.
Người kia
nói:
-
“Râu làm sao mà cứng
nhất được ?”
Người nọ
trả lời:
-
“Da mặt dày cở nào chăng
nữa thì cũng bị nó đâm thâu”.
Suy tư 100:
Râu
không phải đâm thâu da, nhưng là mọc từ trong da ra, cho nên râu không thể là
loại cứng nhất được, nhưng xét cho cùng, người có “da mặt dày” mới là cứng nhất,
tại sao vậy ?
Thưa, bởi vì
người “da mặt dày” thì thường trân tráo trơ trẽn đến mức lố bịch, họ không biết
phân biệt đâu là đúng đâu là sai, cứ thích làm theo ý mình. Người ta thường nhận
ra người có “da mặt dày” với những dấu hiệu sau đây:
-
Họ giơ tay ra
vòi tiền những người nghèo khó thì mới để cho họ yên thân làm việc.
-
Họ nói lời
trơ trẽn với những cô gái mà họ không chiếm đoạt được con tim tình cảm của họ.
-
Họ trơ trẽn dùng
quyền hành của mình để ép buộc người khác làm theo ý mình, dù ý mình hoàn toàn
không đúng sự thật.
-
Khi bị người
khác chỉ trích vì việc làm sai trái của mình, thì họ trơ trẽn lì lợm chối bai bãi...
Đó là những
biểu hiện của người có “da mặt dày” mà tất cả những người có lương tri đều biết,
bởi vì người có lương tri thì không thể trơ trẽn như người có “da mặt dày” được.
Râu tóc từ
trong da mọc ra là chuyện của Đấng Tạo Hóa, nhưng người có “da mặt dày” thì là
chuyện của ma quỷ và tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa tạo dựng con người vốn là “nhân
chi sơ, tánh bổn thiện”, và khi con người mất đi cái “bổn thiện” thì họ trở
thành người “da mặt dày”.
Ai hiểu thì
hiểu, ha ha ha...
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư
[1] Cn 10, 1.
[2] Lc 23, 34.
[3] “Nhanh gọn” tiếng Hoa là 爽利, phát âm là “suangli”.
[4]
“Thưởng lại” tiếng Hoa là 賞吏, phát âm là “sangli”, nếu nghe
không rõ ràng thì giống như “suangli” vậy.
[5] 登đăng là trèo,
lên…
[6] 燈đăng là đèn, bóng. Đồng âm với “đăng 登” khác nghĩa.
[7] Lễ
hội đốt đèn.
[8]
Phóng hỏa放火là đốt lửa, “điểm đăng點燈” là thắp đèn, quan huyện sợ trùng tên mình là “đăng登”, nên đổi hai chữ “thắp đèn” thành “đốt lửa”.