DÒ HỎI NGƯỜI THAM ĂN
An Tiêu Quân làm thông phán và
vừa mới tới nhiệm sở, cùng đi với ông có một môn khách.
Ba ngày sau, tri châu cùng hội
kiến với thông phán và mời môn khách tú tài cùng đi, một lúc sau người làm bếp
lên hỏi yến tiệc ngày mai nấu món gì.
Tri châu nói:
- “Giống như thường ngày”.
Người nấu bếp lại hỏi thông
phán:
-
“Ăn món ngọt hay
món mặn ? Có cần thêm gia vị không ?”
Thông phán nói:
- “Tốt nhất là một chút ngọt, một chút mặn”.
Người nấu bếp gật đầu, rồi lại
hỏi môn khách, tú tài nói với người nấu bếp:
-
“Ngọt mặn đối với
tôi không thành vấn đề, chỉ cần cho nhiều thêm món ăn là được”.
Người nấu bếp nhịn không được
cười to lên.
(Sự
Lâm Quảng ký)
Suy tư:
Có người thích ăn đồ ngọt, có
người thích ăn đồ mặn hoặc là có người thích ăn cay, ăn chua.v.v... nhưng cho
dù thích ăn gì đi nữa, thì cũng là để nuôi sống thân xác mà thôi.
Có người “sống để mà ăn”, nên
họ coi việc ăn uống là số một, trên tất cả mọi hoạt động của con người, cho nên
họ đã càm ràm khi đồ ăn không ngon, họ đã hết chê món này dở, món kia quá dở ăn
không hợp khẩu vị, nên họ đã mắng như tát nước vào mặt người nhà vì nấu cơm
không ngon.
Có người “ăn để mà sống”, nên họ
coi việc ăn uống chỉ là thứ yếu, ăn cốt để thêm sức khoẻ, để có sức mà làm việc,
cho nên họ ăn món nào cũng được, ngon dở đối với họ chỉ là chuyện nhỏ không nhằm
nhò gì cho bằng việc nhớ đến những vất vả của người làm bếp.
Có một vài linh mục có thói
quen “sống để mà ăn”, cho nên các ngài không bao giờ ăn lại món đã ăn, dù món
đó đã dọn ra nhưng chưa ăn, đem bỏ tủ lạnh hay cất lại vào trong chạn bếp. Tôi
đã thấy có linh mục nọ đã to tiếng với bà nấu bếp vì bà dọn thức ăn hồi trưa lại
cho ngài ăn tối, dù món ăn đó chưa ai dùng đến.
Có rất nhiều người nghèo khó
không cơm ăn áo mặc đang đứng bên vệ đường ngữa tay xin bố thí từng đồng để mua
cơm ăn; có rất nhiều em bé sữa mẹ không đủ để bú, vì mẹ nó không có gì để ăn;
có rất nhiều người rất muốn ăn một bữa cơm đạm bạc dưa muối mà cũng không có mà
ăn, đang đợi lòng nhân ái của chúng ta, những người có cơm ăn áo mặc hàng ngày.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư