SAU PHẠM TĂNG
Chỗ ở của Phạm Trí gần bên
thành đô, cuộc sống phú túc, nhưng rất cộ độc, chỉ biết nhờ vào rượu chè làm
vui.
Một hôm, sau khi uống rượu say
khướt thì vi phạm lệnh cấm đi đêm của thành đô, Bao tri phủ thăng đường hỏi tội:
- “Tổ tiên của ngươi có làm quan lớn không ?”
Trí trả lời:
- “Có ạ ! Tôi là hậu duệ của thừa tướng ạ !”
Bao công hỏi:
- “Tổ tiên của ngươi ai làm thừa tướng ?”
Phạm Trí nói:
- “Là Phạm Tăng ạ !”
Bao công chút xíu nữa là cười
lớn, nói:
-
“Phạm Tăng và nhà
ngươi cách xa mười mấy đời không thể gần, làm sao có thể kéo xuống làm tổ tiên
chứ ?”
Thế là ra lệnh đánh hai mươi
hèo, mọi người đều cười lớn.
(Sự
Lâm Quảng ký)
Suy tư:
Ở đời có người “thấy người
sang bắt quàng làm họ” nên đã bị người ta chê cười, thường đó là hạng nịnh bợ;
có người tuy không quen biết với ai, nhưng đã dùng tiền của, vật chất và uy quyền
của mình (hoặc của người khác) để ép buộc người khác có họ hàng với mình để mà
lợi dụng họ, cả hai hạng người này đều đầy tràn cả trên mặt đất, nhất là những
nơi mà tiền bạc là chủ nhân ông.
Có người lại ngược đời hơn,
không nhận người thân là có họ hàng với mình, vì người ấy quá nghèo khổ, vì người
ấy quá đơn côi, hạng người này trong xã hội tuy ít nhưng vẫn có, mà cụ thể là
có những đứa con tuy không chối bỏ cha mẹ mình, nhưng cung cách sống với cha mẹ
thì người ta ai cũng biết là họ rất bực mình vì cha mẹ quá quê mùa, cha mẹ quá
nghèo nàn, xuất thân từ cái lý lịch bần nông, cho nên họ sợ mà che giấu đi cả lý
lịch của cha mẹ mình.
Có nhiều tín hữu, vì quá coi
trọng của cải vật chất, cho nên đã từ chối không nhận Thiên Chúa có “họ hàng” với
mình, họ thờ ơ trước lời mời gọi hối cải của Thiên Chúa, họ dửng dưng trước nổi
đau khổ của Đức Chúa Giê-su nơi người anh em đồng loại; cũng có nhiều tín hữu
chỉ nhận Thiên Chúa làm “họ hàng” trong hai ngày lễ giáng sinh và lễ phục sinh
mà thôi, vì họ sợ mắc cở với mọi người.
Đừng ngại nhận Thiên Chúa có
“họ hàng” với mình, nhưng hãy vui mừng hân hoan vì được Thiên Chúa yêu thương đón
nhận chúng ta làm con cái của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư