43. UỐNG BA BÁT NƯỚC
Học trò nọ
đi tham gia tuyển chọn quan viên, trên đường đi gặp một người đẹp đang gánh nước,
nên luyến ái không muốn rời, bèn đi đến giả bộ xin uống nước.
Xin liên
tiếp hai ba lần làm cho tên đầy tớ Hưng nhi bắt đầu khát nước và cũng xin uống
nên thời gian kéo dài, cuối cùng thì cũng phải rời đó mà đi thôi.
Thời gian
qua một năm sau, anh học trò ấy vẫn chưa quên người đẹp nọ, bèn cùng Hưng nhi
đi đến chỗ người đẹp, nhưng ai mà biết được người đẹp đã bị nhuốm
bệnh mà chết, anh học trò rất buồn bèn làm một bài thơ truy điệu như sau :
“Ngày này năm ngoái cửa thành trong,
nhân diện đào hoa giống bóng hồng.
Người đẹp không biết đi nơi nao
hoa đào như cũ cười gió xuân”.
Tên đầy tớ
cũng nhớ chuyện năm ngoái liền ngâm lên :
“Ngày này năm ngoái trong cửa này
người và hoa đào giống nhau đẹp ;
năm nay nếu có giai nhân đến
Hưng nhi vẫn uống ba bát đầy”.
(Quảng
Tiếu phủ)
Suy tư 43:
Con người
ta thường hay có ấn tượng về buổi gặp gỡ ban đầu, nhất là buổi ban đầu diện kiến
với người đẹp...
Có người
thấy người đẹp thì bước đi không rời, chỉ muốn đến gần nói chuyện và ngắm ngiá
; có người thấy người đẹp thì nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống, không phải họ dữ
tợn nhưng vì người đẹp quá đẹp...
Nhưng chuyện
trong trời đất thì không phải luôn như thế, bởi vì có người đẹp nhưng ăn nói vô
duyên, có người đẹp nhưng kênh kiệu, có người đẹp nhưng bất lịch sự, có người đẹp
nhưng lãng mạn, có người đẹp nhưng bất tài.v.v... tất cả những người đẹp như thế
thì chỉ để lại ấn tượng xấu cho người khác trong buổi gặp gỡ ban đầu.
Cái đẹp
thì trời cho, nhưng cái nết thì mình cần phải luyện tập mỗi ngày, mà người đẹp ki-tô
hữu thì biết rất rõ điều này: cái đẹp nội tâm là cái đẹp nhất của mọi người, bởi
vì chính Thiên Chúa đang làm đẹp cho họ khi ngôn hành của họ thấm nhuần tinh thần
của Phúc Âm.
Cái đẹp thân
xác thì làm cho người ta có những ý tưởng trần tục, nhưng cái đẹp tâm hồn thì
làm cho người ta có ấn tượng về sự cao cả mà Thiên Chúa đang làm trong con người
của họ, đó là sự hiền dịu.
Đó là cái
đẹp nhất của người đẹp vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)