64. QUAN ÂM NGÀN MẮT
Nam Tống là Hiếu
Tôn có lần dùng tay chơi banh, vô tình đánh trúng con ngựa bị thương một con mắt.
Nhà Kim sai sứ đến
để chúc mừng sinh nhật của
ông ta, lễ vật là một tượng phật quan âm ngàn mắt bằng ngọc trắng, bên trong có
hàm ý đùa giỡn.
Hoàng đế Hiếu Tôn
ra lệnh cho mời sứ giả của nước Kim vào nhà khách chùa Kinh Sơn của triều đình để nghỉ ngơi, khi đến trước cổng chùa, hòa
thượng chủ trì nói:
-
“Khi một tay động thì ngàn tay động, khi một mắt nhìn thì
ngàn mắt nhìn; may mắn được thái bình vô sự, cần gì phải làm nhiều như thế”[1].
Sứ giả nước Kim bất giác thẹn đỏ mặt.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 64:
Tượng Phật ngàn tay ngàn mắt là chỉ sự thần thông biến hóa thông suốt trời đất
của đức Phật mà những thiện nam tín nữ đã tin, niềm tin này đã làm cho người phật
giáo ăn ngay ở lành, nếu không thì sẽ bị trầm luân trong bể khổ đầu thai làm kiếp
súc sinh thì càng khổ hơn.
Người Ki-tô hữu không có tượng Thiên Chúa ngàn mắt ngàn tay,
nhưng có một Thiên Chúa duy nhất thông suốt mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng trời
đất, vì Ngài là Đấng yêu thương, là Đấng mà nhân loại phải tôn thờ...
Tượng phật ngàn mắt ngàn tay thì có thật,
nhưng Phật ngàn tay ngàn mắt thì không có vì đó là sản phẩm tưởng tượng của những người tin Phật, nhưng Thiên Chúa của người
Ki-tô hữu là Đấng vô
hình không phải là sản phẩm do con người tưởng tượng, nhưng là do Đức Chúa Giê-su mạc khải cho chúng ta biết và dạy chúng ta phải gọi
Ngài là “Cha chúng con ở trên trời”, đó là một hạnh phúc lớn lao cho chúng ta
–những người Ki-tô hữu.
“Tôi tin
kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình
và vô hình...”[2], do đó mà tôi phải ăn ở như thế nào để mọi người nhận
ra Thiên Chúa của tôi là có thật, khi mà trào lưu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc
sống của con người và vạn vật, nơi những người tự cho mình là không cần Thiên Chúa mà vẫn cứ tồn tại !!