Thứ Tư, 25 tháng 12, 2024

Mỗi Ngày Một Câu Chuyện

 


67.          THỢ MAY CẦN THƯỚC

Có một thợ may đi cầu (đại tiện), đem cái thước may giắt trong tường, đi cầu xong thì quên mất cái thước, sau đó có một người Mãn Châu cũng đi cầu đem cung tên móc vào cái thước trên tường.

Một lúc sau, người thợ may đến lấy cái thước, nhìn thấy có người Mãn Châu thì đứng nhìn rất lâu, phân vân do dự không dám đi vào lấy cái thước ra.

Người Mãn Châu hét lớn nói:

-      “Thằng man di làm gì đó ?”

Người thợ may trả lời:

-      “Tôi cần cái thước ( )”.

Người Mãn Châu giận dữ nói:

-         “Tao đi cầu chưa xong, mà mày đã muốn phá 拆  [1] bỏ !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

 

Suy tư 67 :

        Cuộc sống có rất nhiều điều cần phải tế nhị, tế nhị trong cách ăn uống, tế nhị trong cách đối xử, tế nhị trong lời nói.v.v...nếu không có sự tế nhị khi đối xử với nhau, thì tất cả mọi người đều cảm thấy người khác đối xử không tốt với mình...

Nhưng quá tế nhị lại là chuyện khác, có người quá tế nhị mà không dám nói thật những hiểu biết của mình mà cứ nói vòng vo tam quốc, có người tế nhị quá khiến cho người khác hiểu lầm là bất tài, có người tế nhị quá làm cho đại sự hư chuyện.

Người Ki-tô hữu căn cứ vào đức ái để hành xử cách tế nhị mà không làm phiền lòng người khác, đó là sự khôn ngoan của Đức Chúa Thánh Thần ban cho qua những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, bởi vì sự tế nhị đúng mức sẽ tăng lên giá trị nơi con người của mình mà không làm cho người khác hiểu lầm là khách sáo...

Anh thợ may không tế nhị khi đứng nhìn người Mãn Châu đi đại tiện, lại càng không tế nhị khi nói đến chuyện lấy cây thước khi người khác đang giải tỏa “bầu tâm sự”.

Người tế nhị là người biết đặt hoàn cảnh của mình vào trong hoàn cảnh của người khác vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. 
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) 

[1] đọc là “chi” nghĩa là cái thước, đọc là “chai” nghĩa là phá bỏ, người Mãn Châu nghe không chuẩn, nên chữ thành chữ .