80. TRÂU DỊCH QUA SÔNG
Có một ông thầy giáo tên là “Quá Giang過江”[1].
Một lần nọ, ông ta đưa ra một câu đối và bắt học trò đối
lại :
-
“Cách hà tịnh mã”.
Học trò nghe chữ “tịnh並” thì tưởng chữ “bệnh病” nên mở miệng đối lại:
- “Trâu dịch qua sông
(過江瘟牛)”[2].
Thầy giáo nghe như thế thì dở khóc dở cười.
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 80:
Trong cuộc sống có rất nhiều điều bất ngờ xảy ra mà
không ai lường trước được, cũng có những sự việc chắc ăn như hai với hai là bốn
thế nhưng rồi cũng bất ngờ đảo lộn, thì huống gì là cái tên gọi trùng nhau hoặc
ý nghĩa giống nhau, cái quan trọng là khi làm việc, khi nói năng chúng ta có để
ý đến cho khỏi bị người khác bắt bẻ, chế giễu vì lời nói của mình hay không mà
thôi, bởi vì khi sự vui vẻ đến quá độ thì ăn nói bốc đồng, dễ khiến cho những
người không thích mình hoặc chống đối Giáo Hội có cớ để nhạo báng...
Quá giang
là qua sông, “trâu dịch qua sông” là câu đối của học trò vì đã nghe không rõ lời
của thầy mà đối sai, đã làm cho thầy giáo “méo mặt” vì phạm húy “Quá Giang” tên
của mình.
Cũng vậy, những ai thường nghe bộp chộp, nghe không rõ
mà không hỏi lại kỷ càng, thì cũng sẽ làm cho người khác méo mặt và hiểu lầm vậy.
Lấy tài ba của mình ra thử người khác chơi thì coi chừng,
nếu ăn nói không rõ ràng thì cũng sẽ có ngày “phạm húy” nặng mà ân hận suốt đời...