SAU KHI BỊ BỎNG
Có một người ăn canh thịt còn
đang nóng, nóng đến yết hầu và bao tử, từ đó trong lòng luôn có ý thức cảnh
giác, nên khi nhìn thấy rau ngâm muối để nguội thái nhỏ cũng sợ nóng, kê miệng
vào thổi mãi không ngừng !
(Sở Từ
chương mục)
Suy tư:
Bị tai nạn lật xe, lần sau
không dám ngồi xe; bị rắn cắn rồi thì thấy cây trúc nhỏ cũng tưởng là rắn, đó
là chuyện thường tình của những người…nhát gan.
Đối với tội lỗi, đề cao cảnh
giác là một công việc rất quan trọng, như người lính tiền đồn gác đêm, anh ta
phải căng mắt lên mà nhìn, đầu óc thật tỉnh táo, đôi tai thật thính, tóm lại là
cảnh giác 100% không thể lơ là. Tội lỗi là ma quỷ, ở đâu có ma quỷ là ở đó có tội
lỗi, ma quỷ ở khắp nơi, ngay trong tu viện, trong nhà thờ, nơi công cộng, và ma
quỷ ở ngay trong chúng ta, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác với nó.
Bị sa ngã lần thứ nhất thì phải
đứng dậy, đề cao cảnh giác, không biện minh, không tìm lý do; bị sa ngã lần thứ
hai, lần thứ ba.v.v...thì cũng phải đứng dậy và làm như lần đứng dậy lần trước:
cầu nguyện, cảnh giác, không biện minh, không đổ lỗi cho người này người nọ,
hoàn cảnh này hoàn cảnh nọ, nhưng tìm phương pháp chống trả, đó là sự khôn
ngoan của người cảnh giác.
Phương pháp hay nhất để đề cao
cảnh giác với tội lỗi, đó là bí tích Giải Tội, bí tích Thánh Thể, cầu nguyện và
làm việc hy sinh hãm mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư