21. KỸ NỮ CƯỜI NHẠO NỘI CÁC
Lúc ba học sĩ họ Dương (Dương Sĩ Kì, Dương Vinh, Dương Bồ) chấp chánh
triều đình, có một kỹ nữ tên là Trai Nhã Tú thông minh và cơ trí.
Một hôm, có người nói với cô ta:
-
“Cô có thể làm cho ba vị trong nguyên lão nội các cười
được chứ ?”
Trả lời: “Có thể”.
Một ngày nọ, cô ta được triệu vào tiếp kiến ba vị nội các, họ hỏi cô ta
tại sao lại đến chậm, cô ta trả lời:
- ”Ở nhà coi “liệt nữ
truyện”.
Ba vị nguyên lão nghe xong quả nhiên cười to lên nhạo báng cô ta, nói:
-
“Bọn ta nghĩ rằng là Trai Nhã Tú, nhưng té ra là Trai
Hạ Thúi.”
Trai Nhã Tú ứng tiếng nói:
-
“Tôi cho rằng ba vị lão gia là võ chức, té ra là quan
văn.”
Ba vị nội các nói:
- “Con chó cái không
được vô lễ.”
Trai Nhã Tú trả lời:
-
“Tôi là con chó cái, còn ba vị lão gia là con khỉ đực公猴 (công hầu公侯)[1]”
.
(Giới
am lão nhân mạn bút)
Suy tư 21:
Bất kỳ ai
dù là người đạo đức hay tội lỗi, dù là ma cô hay đĩ điếm cũng đều có cái tự ái
của họ, cái tự ái này có khi làm cho người tự đắc phải xấu hổ và người có óc
khinh mạn kẻ khác phải chua cay.
Đụng đến
tự ái tức là đụng đến cả con người của họ, bởi vì tự ái chính là hỉ nộ sân si,
là danh dự, là sĩ diện và là tính cách của con người họ.
Có một
vài cha sở thường đụng đến tự ái của giáo dân mà không biết -hoặc biết mà cố ý-
khi lên tiếng chỉ trích giáo dân rằng họ ngu dốt giáo lý, thế là cha sở vô tình
khơi cái tự ái trong lòng của giáo hữu, làm cho tự ái của họ nổi lên, và rồi họ
nói: dốt thì khỏi đi nhà thờ, dốt thì khỏi phải đến nhờ cha sở, dốt thì cứ uống
rượu cho đã... và thế là cha sở mất toi công nghiệp trước mặt Thiên Chúa, vì Đức
Chúa Giê-su đã nói như thế này với các biệt phái và các kinh sư: “Khốn cho các người, hởi các kinh sư và người
Pharisiêu giả hình ! Các người đã rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một
người theo đạo ; nhưng khi họ theo đạo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống
hoả ngục gấp đôi các người.”
Các cha sở đương nhiên không phải là những người Pha-ri-siêu, cũng không
phải là các kinh sư, nhưng là các ngài là những linh mục của Tân Ước, có nghĩa
là các ngài là những mục tử nhân hậu như thầy của mình là Đức Ki-tô:, Ngài không
phê phán chỉ trích và kết án ai, ngay cả những người đóng đinh Ngài trên thập
giá.
Tự ái và sĩ diện thường như cơn sóng dữ, nhưng bao dung và khiêm tốn có
sức làm cho sóng dữ trở nên hiền hoà và có ích cho công cuộc truyền giáo của
các linh mục.
[1] 公侯nghĩa là công hầu,
khanh tước công hầu;公猴cũng là công hầu, nhưng nghĩa là con khỉ đực.
Đồng âm khác nghĩa.