65.
QUAN TÂM CÁI
ÁO TRƯỚC
Trời mưa, Vu
công mượn áo của người khác để ra khỏi nhà, vì không cẩn thận nên bị té ngã,
cánh tay bị thương và áo cũng bị dơ bẩn.
Người đi theo
đỡ ông ta dậy, giúp ông ta nắn bóp cánh tay, Vu công ngăn lại nói:
-
“Mau đi xách nước đến rửa áo, cánh tay bị té không nhằm nhò gì.”
Tùy tùng nói:
-
“Thân té không chịu lo lại lo áo dơ, như thế là thế nào ?”
Vu công nói:
-
“Cánh tay là của ta, cái áo là ta mượn, bị hư thì phải lo mà đền”.
(Nhã Ngược)
Suy tư 65:
Giữ gìn và tôn trọng của cải của người khác là điều cần thiết phải làm,
nhưng Vu công vì sợ bị đền mà không lo đến mạng sống của mình thì là người coi
trọng của cải hơn mạng sống mình, chứ không phải là tôn trọng tài sản của người
khác...
Chứ
“tín” và chữ “sợ” thì không giống nhau: người giữ chữ tín là
người biết trọng danh dự của mình và của người khác, là người biết giữ gìn tài
sản của mình cũng như của tha nhân, cho nên người giữ chữ tín là
người biết lo cho mình mà vẫn cứ bồi thường thiệt hại cho người bị hại; người sợ sệt
là người sợ người khác báo oán mình, sợ người khác hiểu lầm mình mà có những
lúc coi thường tính mạng của mình cách vô lý...
Cái
áo mưa là vật không đáng giá nhưng sức khỏe của mình là vật vô giá, lo chữa trị
cho mình trước và bồi thường cho người khác sau cũng chẳng sao cả, không lỗi đức
công bình và cũng không làm mất uy tín của mình, trái lại sẽ được coi là người
có trí. Nếu lo cho mình mà không bồi thường thiệt hại cho người ta, thì đó mới
chính là người không có uy tín và lỗi đức công bình.
Người
khôn ngoan là người biết quan tâm mình trước (tu thân), là người xử sự có lý và
có tình, là người không sợ mất uy tín nhưng chỉ sợ làm tổn thương đến tha nhân
mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)