53.
Có một chủ nhà
đem mấy thạch[1]
gạo mời thầy giáo đến nhà dạy học cho con trai, và giao kèo: nếu học một chữ
không giống thì phạt khấu trừ một thăng[2]
gạo.
Khi một năm dạy
sắp kết thúc, thống kê lại thì thầy giáo dạy một năm có mấy chữ khác nhau, theo
đó mà phạt khấu trừ gạo, mấy thạch gạo lớn khấu trừ chỉ còn hai thăng mà thôi.
Chủ nhà trực
tiếp đem đến bỏ trên bàn trước mặt thầy giáo, thầy giáo rất thất vọng, liên tục
thở dài nói:
-
“Làm sao nói nỗi, làm sao nói nỗi興”.[3]
Chủ nhân thấy
ông thầy giáo nói chữ “dư與” thành chữ “nỗi興”, câu cú không thông, bèn nói với đầy tớ:
-
“Đem hai thăng gạo cất vào kho.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 53 :
Dạy sai một chữ mà trừ một thăng gạo thì
ông chủ quả là khắc khe, nhưng xét cho cùng thì ông chủ vẫn là người biết lo
xa, bởi vì có những thầy cô giáo thời xưa cũng như thời nay, khi dạy học thì chỉ
nghĩ đến tiền lương và kiếm lợi nhuận khi dạy thêm mà thôi, chứ không tận tâm dạy
dỗ theo đúng chức nghiệp và lương tâm của mình,
cho nên khi lên lớp thì dạy những chữ “khác” không nằm trong chương trình của nhà trường như nói chuyện tiếu lâm cho hết
giờ, truy bài em này, nạt nộ em nọ cho đến...hết tiết dạy của mình...
Có một vài
linh mục khi cử hành thánh lễ thì không theo luật chữ đỏ, tùy tiện thêm bớt
theo ý của mình cách quá đáng, làm cho giáo dân thắc mắc hồ nghi về việc cử
hành thánh lễ của các ngài có...thành sự không ! Nếu việc dâng thánh lễ mà có
“giao kèo” với giáo dân thì chắc là các ngài sẽ bị...khấu trừ tiền xin lễ đến
chết đói mà thôi, vì đôi lúc cái tùy tiện vô ích ấy là thái độ không coi trong
phụng vụ thánh của Giáo Hội và khinh thường giáo dân của các ngài.
Dạy học là
việc của thầy cô giáo, cử hành thánh lễ là việc vô cùng cao trọng của linh mục,
mặc dù các ngài tùy tiện theo ý mình thêm bớt cho oai mà không bị khấu trừ gạo,
nhưng lòng sốt sắng của giáo dân sẽ bị “khấu trừ dần dần” vì thái độ tùy tiện của
các ngài khi cử hành thánh lễ, và sẽ “khấu trừ dứt khoác” nơi các ngài vào ngày
phán xét, thật đáng sợ chứ không phải chuyện đùa...