70. CÓ HAY KHÔNG CÓ TAI
Dân gian
thường gọi người Dương Châu là “không có tai”.
Một hôm,
người Dương Châu là Lục Nguyên Tùng cùng với Ô Tá Khanh người Đan Đồ gặp nhau,
Lục Nguyên Tùng hỏi Ô Tá Khanh tên họ là gì, Ô Tá Khanh trả lời: “Họ Ô”.
Lục
Nguyên Tùng lại hỏi:
- “Ô ﹝烏﹞[1]là con rùa phải
không ?”
Ô Tá
Khanh luôn miệng nói:
- “Là Ô ﹝鄔﹞[2] có tai ấy mà.”
(Lộ
thư)
Suy tư 70:
Chữ tiếng
Hoa thật đúng là rắc rối, thiếu hoặc khác đi một nét hoặc một bộ thì ý nghĩa
khác xa nhau như...trời và đất, mặc dù đọc
giống nhau, người ta nói đồng âm khác nghĩa là như thế.
Trong chữ
nghĩa (chữ Hoa) có “bộ tai” hay không có “bộ tai” thì đều quan trọng như nhau,
thì huống chi là con người ? Người không có tai thì không thể nghe được, người
có tai mà chỉ thích nghe những lời nói xấu của người khác, thích nghe những lời
nói tục tỉu dơ bẩn thì cũng giống như không có tai vậy.
Không ai có
lỗ tai để nghe được những lời than van trách móc, những lời hối hận của tội
nhân, những lời ăn năn và lo buồn của hối nhân cho bằng lỗ tai của các linh mục,
các ngài nghe không phải để nghe mà chơi hoặc nghe để mà nghe, nhưng các ngài
nghe để chẩn đoán “bệnh linh hồn” cho hối nhân, nghe để làm cho họ trở nên con
người tốt đẹp hơn trước mặt Thiên Chúa và mọi người.
Có người
nghe Lời Chúa tai bên này và quên ngay ở lỗ tai bên kia, có người nghe được lời
tâm sự của người anh em thì cười và chế giễu cho là vớ vẩn, lại có người nghe
được những lời khuyên bảo chí tình của người khác, nhưng lại nói rằng đó là lời
khuyên của đàn bà con nít không thèm nghe...
Lỗ tai của
con người khác với lỗ tai của con vật ở chỗ: con người biết nghe lời hay của
Thiên Chúa, còn con vật thì không, nhưng nếu “những hòn đá sẽ kêu lên để chúc tụng
Thiên Chúa” được, thì các con vật cũng sẽ kiện cáo chúng ta trước mặt Thiên
Chúa là chúng rất muốn nghe lời của Ngài mà không được, còn chúng ta được nghe
mà lại không thèm nghe lời của Chúa, lúc đó thì sao nhỉ ?
Các bạn tự
trả lời nhé !