71. CHỮ NHƯ PHÂN THỐI
Một hôm
Du Tôn Khiêm đi thăm bạn là Vương Bách Cốc.
Họ Vương
đang luyện thư pháp nên không bỏ viết xuống để cùng ông ta trò chuyện, Du Tôn
Khiêm cho rằng họ Vương rất là không lịch sự nên nổi cáu, liền chửi:
-
“Anh cho rằng chữ anh viết đẹp lắm sao, thật ra nó giống
như phân thối ấy !”
Không lâu
sau, Du Tôn Khiêm muốn đến coi dạng chữ của Vương Bách Cốc viết, nhưng tự mình
đi thì không tiện, bèn sai tên tớ gái đi lấy.
Vương
Bách Cốc nghe lời tớ gái yêu cầu thì cũng không nói gì, bèn viết một trang chữ,
đem dáng chữ trao cho tên tớ gái và nói:
-
“Về nhà nói với tướng công của ngươi rằng, phân thối vừa
cho gánh đi mấy gánh rồi.”
(Lộ thư)
Suy tư 71:
Con người
ta khi vui vẻ đề huề thì thốt ra những lời ngon ngọt dễ nghe, lịch sự và biết
tôn trọng lẫn nhau, cũng là một con người ấy nhưng khi giận dữ nổi cáu thì thốt
ra những lời rất khó nghe.
Có người
khi không có chuyện gì xảy ra với bạn bè thì là “anh nói năng nghe êm tai quá”,
nhưng khi giận dữ bạn bè thì nói “mày ăn nói tao ngửi không nổi...”
Tất cả
cũng chỉ vì do lòng ích kỷ và kiệu ngạo mà ra, nếu tâm hồn chúng ta đề huề tình
cảm bạn bè thì dù có giận hờn cách mấy cũng chỉ cười xoà là xong; nếu tâm hồn
chúng ta chan chứa sự khiêm tốn, thì tự xét thấy mình ăn nói “còn ngửi không được”
hơn những người khác, có như thế chúng ta mới biết thông cảm và sống chan hoà với
hết mọi người.
Người ta
nói xem văn là biết người, nhưng theo tôi thì thấy chữ viết cũng là biết người,
nhưng văn thì tâm hồn và chữ viết thì xương cốt, không ai xem văn thì thấy như
bãi rác và cũng không ai nhìn thấy chữ viết thì giống như phân thối, chỉ có người
trong lòng đầy ắp kiêu ngạo mới tìm ra những lời ấy mà thốt lên để thóa mạ và
chửi bới anh em chị em của mình mà thôi.
Chữ viết
không thể nào giống như phân thối, nhưng sự kiêu ngạo hợm hỉnh của mình chính
là phân thối làm cho mọi người tởm lợm tránh xa và Thiên Chúa cũng ngán ngẫm...thở
dài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)