SỐNG NHỜ CÂY MÁI
Thời Đường Hiến Tông, Bùi Độ
làm tể tướng, có người tặng cho ông ta một khối u sống trên cây hòe, ông ta rất
thích thú, sau khi gọt đẽo thêm bớt thì muốn làm cái gối.
Quan lang trung Canh Uy Thế gọi
đó là bác vật, Bùi Độ liền mời ông ta đến xem xét và phân biệt.
Canh Uy Thế ôm khối u trêu đùa
một hồi lâu mới nói với Bùi tể tướng:
-
“Khối u này sống là
nhờ cây mái, e rằng không tiện sử dụng”.
Bùi hỏi: “Quan lang trung bao nhiêu giáp ?”
Canh cảm thấy câu hỏi kỳ cục
bèn trả lời:
-
“Không phải tôi với
ngài cùng năm giáp thìn sao !”
Bùi tể tướng cười nói:
- “Vậy thì, quan trung lang là giáp thìn mái ?!”
(Hài Cự lục)
Suy tư:
Cây tầm gởi là cây sống nhờ
vào thân cây khác, thời đại ngày nay người ta có thể dùng khoa sinh vật học tạo
ra rất nhiều loại cây tầm gởi đẹp và có giá trị về kinh tế. Cây cối thì như thế,
nhưng cuộc sống tầm gởi của con người tại thế gian thì không như thế, nó có giá
trị rất nhiều về đời sống tâm linh.
Cuộc sống tại thế của con người
thì cũng giống như cây tầm gởi, thế gian chỉ là nơi tạm thời mà người Ki-tô hữu,
qua giáo huấn của Giáo Hội dựa vào lời của Đức Chúa Giê-su cầu nguyện cùng Đức
Chúa Cha: “Con đã truyền lại cho họ lời của
Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây
không thuộc về thế gian” đã xác tín như thế, họ sống ở đời này nhưng không
thuộc về đời này, vì họ được ghi danh là con cái của Cha trên trời, trong bí
tích Rửa tội họ thuộc về Đức Chúa Ki-tô Đấng cũng đã mang thân phận tầm gởi
trong thế gian tạm này với ba mươi ba năm ngắn ngủi, để trở nên một con người
như chúng ta, gần gũi chúng ta, và như cây tầm gởi tốt đẹp đến thời kì nở hoa
và được đem về đặt nơi chỗ đẹp nhất, cao nhất để cho mọi người chiêm ngưỡng,
Ngài cũng đã vượt qua sự chết, vượt qua cõi đời tạm để trở nên nguồn ơn cứu độ
cho nhân loại, cho chúng ta.
Mỗi một cây tầm gởi đều có một
sắc thái dáng vẻ riêng, một mùi hương riêng biệt.
Cũng vậy, mỗi một Ki-tô hữu
cũng có những nét đẹp riêng biệt tùy theo Thiên Chúa ban cho để làm đẹp vũ trụ
này, cho nên tuy là thân tầm gởi, nhưng chúng ta được bảo chứng của Đức Chúa Ki-tô
Phục Sinh: “Thầy đi Thầy sẽ dọn chỗ cho
anh em...”
Chúa chỉ dọn chỗ cho chúng ta
mà thôi, còn đến ở hay không, hoặc nói cách văn hoa hơn, chúng ta có bằng lòng
dứt khoát từ bỏ thân phận tầm gởi hay không, để dọn đến chỗ đời đời mà Đức Chúa
Giê-su đã chuẩn bị cho chúng ta ? Đó chính là điều đáng nói và đáng để cho
chúng ta suy nghĩ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư