THÂN NHO CHỊU CÙM
Triều đại nhà Tùy ở quận Hợp
Gian, Lưu trác và cháu là Lưu Huyễn, đều có Nho học.
Có một lần, chú cháu cùng phạm
pháp và bị giam cầm, quan huyện sứ không biết hai người là nho sinh yếu ớt, nên
bắt hai người mang cái cùm rất là nặng.
Lưu Trác nói:
-
“Cả ngày ngồi trong
cùm, tức là không thấy nhà”.
Lưu Huyễn cũng nói:
-
“Cả ngày mang cùm
mà ngồi, tức là không nhìn thấy đàn bà”.
(Hài Cự lục)
Suy tư:
Người ta thường nói thư sinh
thì “trói gà không chặt”, bởi vì họ cho rằng người thư sinh thì cả ngày chỉ biết
đọc sách, ngâm thơ, da dẻ trắng bạch, thân thể ốm nhom, nên dứt khoát họ là những
người yếu đuối, trói gà không chặt.
Thời nay cũng có người cho rằng:
làm linh mục, tu sĩ thì không nên học võ thuật, bởi vì họ sợ các ngài trở
thành...du côn, không giống với bản chất linh mục, tu sĩ là nho nhã, văn vẻ,
thư sinh, trí thức...
Tôi còn nhớ lúc ở đại chủng viện
Đài Bắc (Taipei) Đài Loan, linh mục giám đốc đại chủng viện thình lình hỏi tôi:
“Nghe nói thầy giỏi võ ?” Tôi trả lời là
học võ để giữ gìn sức khỏe, ngài nói: “Mình là linh mục tu sĩ không nên học võ,
bởi vì học võ thì cần phải có sức mạnh, thể lực, ăn uống bồi dưỡng theo chế độ
mới đủ sức tập võ, hơn nữa nó không phù hợp với người tu trì”.
Ngài không biết rằng, tôi nhờ
luyện tập võ thuật mà có thể làm việc tù tì trọn ngày mà không thèm ăn (chỉ uống
nước), ngài cũng không biết rằng nhờ luyện tập võ thuật mà tôi một ngày ngủ chỉ
khoảng bốn tiếng đồng hồ, ngài không biết rằng tôi luyện tập võ thuật mà không
cần kén chọn thức ăn theo chế độ của người học võ, ngài cũng không biết rằng nhờ
luyện tập võ nghệ mà tôi rất biết tự kềm chế bản thân mình và nhờ học võ thuật
mà thân thể tôi được khỏe mạnh làm việc không biết mệt, mà nếu có mệt quá sức
thì chỉ cần để tôi nghỉ ngơi khoảng hai ba phút thì lập tức khôi phục lại tình
trạng khỏe ban đầu.v.v...
Ban đầu Thiên Chúa tạo dựng
con người rất tốt đẹp, khỏe mạnh, do đó mà Ngài cũng sẽ rất buồn khi thấy con
người một phần vì do hậu quả của tội lỗi mà xấu đi, hai là vì...làm biếng tập
thể dục mà trở nên bệnh hoạn, trói gà không chặt...
Ngài cũng rất buồn khi thấy một
linh mục trẻ trung mà đã hưởng thụ quá nhiều đến nổi sinh ra bệnh làm biếng,
làm biếng có hai loại:
Một là làm biếng về phần
thiêng liêng như: làm biếng đọc sách thiêng liêng, làm biếng đọc sách báo để
cho trí óc linh động, để kịp đà tiến của xã hội, làm biếng đọc kinh thánh để
tăng thêm sức mạnh tinh thần, bởi vì –theo tôi- kinh thánh là quyển sách “nội
công tâm pháp” của các linh mục và các tu sĩ nam nữ, học võ mà không có căn bản
nội công, thì giống như cây cao to mà rễ thì ngắn củn, rất dễ bị ngã khi có gió
lớn.
Hai là làm biếng về phần xác
như: không chịu tập thể dục rèn luyện thân thể, không chịu vận động tay chân
cho giãn gân cốt, tập thể dục thì sợ mắc cở, tập võ thì sợ không đủ calori để tập
(!) cho nên thân thể thường hay sinh ra đủ thứ bệnh tật, không những hại mình
mà còn thiệt thòi cho giáo dân vì không có ai ban các bí tích, dâng thánh lễ
cho họ, bởi vì cha sở nay bệnh mai bệnh vì thân thể “trói gà không chặt”, có một
thực tại là giáo dân sẽ không mấy vui khi cha sở của mình nay cảm mai sốt mốt
đi bệnh viện...
Sức khỏe rất cần thiết cho mọi
người, tôi là một linh mục, tôi là một tu sĩ nam nữ, tối rất hiểu điều đó, vậy
thì tại sao tôi lại muốn trở thành người “trói gà không chặt” chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư