101. SAU KHI GIÀU CÓ
Một người nọ sau khi giàu có thì trở thành kiêu ngạo. Một
sáng nọ ông ta đi coi hoa, sau khi về nhà thì cổ họng nói không ra tiếng với vợ:
- “Tôi
bệnh rồi bà ạ”
Bà vợ hỏi bệnh gì, ông ta nói:
-
“Lúc coi hoa thì bị giọt nước trên hoa tường vi rơi
trúng, lạnh chịu không nổi, mau đi mới bác sĩ”.
Vợ nói:
-
“Hồi mới đầu tôi và ông cùng nhau đi xin ăn ở chùa Khổ
Trúc Lâm, mưa lớn ướt cả một đêm cũng không thể nghiêm trọng như thế này, ông đều
quên rồi sao ?”
(Giải
Uẩn thiên)
Suy
tư 101:
Con người ta khi gia cảnh còn nghèo túng
thì dù mưa to gió bão cũng không làm gì được họ, nhưng đến khi giàu có thì đầu
trần ra nắng một chút cũng sợ bị cảm, gió hơi mát một chút cũng sợ nhức đầu sổ mũi...
Có người khi nghèo túng thì từ cách nói
năng đi đứng đều không có thói quen lịch sự, hoặc lễ giáo gia phong, nhưng khi
có vài đồng lẻng kẻng trong túi thì phê bình người này không lịch sự với mình,
người kia bê bối, người nọ mất dạy.v.v...
Có người khi có tiền trong túi thì học
làm sang chảnh chọe chê bai cơm dở nước hôi; có người thích trở thành tiểu thơ
đài các cái chi cũng không muốn làm vì sợ nhan sắc đen đủi xấu xí, khác với khi
còn nghèo nàn cái chi cũng không chừa, miễn có cơm ăn là được, bất kể nắng cháy
khét tóc, nước mưa ăn mòn chân.
Người được gọi là anh hùng là người
không những không thay đổi theo hoàn cảnh mưa nắng, mà còn là người trung kiên
trong cách sống của mình dù cho có tiền hay không có tiền, dù cho phú túc hay
nghèo khó, vì tâm hồn họ đã có một thứ giàu có hạnh phúc, đó là tinh thần vui
tươi của Phúc Âm.
Không ai có thể quên được cảnh hàn vì
xưa kia của mình, nhưng cũng có rất nhiều người quên đi cái quá khứ đói rách của
mình để trở thành người kệch cợm với thói xa hoa phung phí chảnh chọe của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)