3. BỐ MẸ CỦA ĂN MẶC
Có một
người vừa được thăng làm quan huyện, dân chúng cùng nhau kéo đến cáo trạng,
quan huyện phấn khởi bỏ bút son xuống bàn án, đi xuống thính đường chấp tay vái
vái những người đến cáo trạng, sai dịch sửng sốt hỏi:
-
“Họ chẳng qua là dân chúng dưới tay của ngài, có oan
khuất mới đến cáo trạng và mong ngài đem lại sự công bằng cho họ, tại sao lão
gia lại cung kính họ như vậy chứ ?”
Quan huyện
nói:
-
“Các ngươi không biết, người đến cáo trạng chính là bố
mẹ sự ăn mặc của ta, sao lại không kính trọng họ chứ ?”
(Giải
Uẩn thiên)
Suy tư 3:
Quan huyện
cung kính vái chào dân chúng đến cáo trạng, vì ông ta biết rõ là cơm mình ăn áo
mình mặc là của người dân cáo trạng đến hối lộ, cho nên coi họ như cha mẹ, đúng
là một vị quan hiểu thấu tâm lý bá tánh.
Giáo dân
thời nay nhận xét có một vài linh mục mà trong cách sống của các ngài không có
nhân bản, nhất là các linh mục trẻ, bởi vì các ngài chưa ý thức đủ mình làm
linh mục cho ai, cho gia đình hay cho Giáo Hội, cho cá nhân hay cho giáo dân,
cho nên các ngài “chưa dám” cúi mình để chào hỏi giáo dân trước khi họ chào
mình, cho nên các ngài “chưa đủ” can đảm để xin lỗi khi mình sai lỗi. Nhà xứ
các ngài ở, nhà thờ các ngài phục vụ, cơm các ngài ăn, áo quần các ngài mặc, xe
các ngài đi.v.v... đều không phải bởi sự yêu thương của giáo dân hay sao ?
Giáo dân
thời nay ít câu nệ hình thức bên ngoài, và trong thâm tâm họ cũng không muốn
các linh mục hạ mình với họ, nhưng cái họ muốn nơi các linh mục là sống khiêm tốn,
hòa đồng vui vẻ nhưng nghiêm trang đứng đắn, phục vụ Chúa tận tình trong giáo xứ
là đủ rồi.
Đó cũng
là ý muốn của Giáo Hội trong thế giới ngày nay vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)