Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hiểu lầm chử (cử chúc)

HIỂU LẦM CHỮ “ CỬ CHÚC”
 
 

Vùng đất Ảnh là quốc đô nước Sở, có một người viết thư cho tể tướng nước Yên vào ban đêm. Bởi vì ánh lửa không đủ sáng nên cầm đèn cầy đưa cho gia nô, nói: “Cử chúc (舉燭)”[1], nói xong liền không để tâm nên viết lầm hai chữ “cử chúc (舉燭)”.

Thừa tướng nước Yên sau khi coi xong bức thư, thì rất phấn khởi nói: “Cử chúc” chính là nên tôn sự trong sáng của chính trị, là đề bạt hiền sĩ mà giao cho chức vụ”. Lại còn đem bức thư và cách giải thích của mình mà trình cho nhà vua.

Nhà vua rất phấn chấn, chiếu theo đó mà làm việc, nên nước Yên được cường thịnh. Nhưng “cử chúc” hoàn toàn không phải là chủ ý của người viết.
( Hàn Phi Tử )

Suy tư:

Hiểu lầm, nghe lầm, nói lầm là chuyện thuờng ngày trong cuộc sống đời thừơng của mỗi người, không ai tự vỗ ngực xưng mình chưa bị một lần nghe lầm, hiểu lầm, nói lầm.v.v...

Hiểu lầm thường làm cho câu chuyện lệch lạc, dễ khiến cho bản thân hoặc người khác đố kỵ nhau.

Nghe lầm thì luôn xuyên tạc sự thật, dạy người khác sai sự thật.

Nói lầm cũng là nói khi chưa suy nghĩ, hoặc suy nghĩ chưa thấu đáo, cũng rất dễ dàng khiến cho người khác phải thịnh nộ, gây bè phái kết oán lẫn nhau.
Các linh mục chính là con ngươi trong mắt của Thiên Chúa, là tai của Đấng toàn năng, là miệng của Đấng vô hình, cho nên các ngài phải luôn ý thức lời mình nói, nghe cho thấu và hiểu cho tường tận, để mỗi lời dạy của mình thật sự là có Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viết suy tư
 

[1] “Cử chúc舉燭” là nhắc (giơ) nến lên.