Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Vị tăng khổ hạnh

VỊ TĂNG KHỔ HẠNH
 
 

Có một nhà tu tiết dục khổ hạnh chuẩn bị rời làng nơi ông ta đã ở, đi đến một nơi không có người để ẩn cư tu hành, ông ta chỉ mang theo một tấm vải để làm áo quần, rồi một mình vào ở trong núi.

Về sau, khi ông ta giặt áo quần thì muốn có tấm vải khác để thay đổi, thế là ông ta xuống núi đi vào trong thôn làng xin dân làng một tấm vải để may áo quần, người dân trong làng đều biết ông ta là nhà tu rất thành tâm nên không cần suy nghĩ, biếu cho ông ta một tấm vải để ông ta thay đổi khi tắm.

Sau khi vị tu khổ hạnh trở về núi, thì ông ta phát hiện nơi chỗ mình ở có một con chuột, lúc ông ta chuyên tâm ngồi tĩnh toạ công phu thì đến cắn tấm vải mà ông ta định may áo quần, bởi vì ông ta thề là suốt đời tuân giữ giới luật không sát sanh nên không thể giết con chuột ấy, nhưng ông ta lại không cách gì để đuổi con chuột ấy đi, cho nên ông ta lại đi vào trong thôn làng, xin dân làng cho ông ta một con mèo để nuôi.

Sau khi được con mèo thì ông ta lại nghĩ rằng: “Nó phải ăn gì, ta không muốn nó ăn chuột, nhưng nó không thể chỉ uống nước và ăn rau rừng như ta được !” Thế là ông ta lại đi vào trong thôn làng xin một con bò sữa, như thế thì con mèo có thể uống sữa bò mà sống.

Nhưng, sau khi ở trong núi một thời gian ngắn, ông ta phát giác ra rằng mình bỏ ra rất nhiều thời gian để chăm sóc con bò, thế là ông ta lại đi vào trong thôn làng tìm một người lang thang tội nghiệp, và thế là ông ta đem người vô gia cư ấy về ở trong núi để giúp ông ta chăn bò.

Người vô gia cư ấy sau một thời gian ở trong núi thì báo oán với vị tu trì khổ hạnh: “Tôi với ngài không giống nhau, tôi cần một bà vợ, tôi cần một gia đình bình thường để sống”. Người tu hành suy nghĩ và cũng thấy có lý, ông ta không thể cưởng bức người khác phải giống mình sống khổ hạnh tiết dục.

Diễn biến câu chuyện này như thế, anh (chị) có thể đoán được hồi sau của nó, có lẽ là sau nửa năm, toàn thể thôn làng đều chuyển lên ở trên núi.

Thực ra, câu chuyện này thường xảy ra bên cạnh chúng ta, dục vọng giống như một dây xích má các khoen nối liền với nhau, vĩnh viễn không thể nào thoả mãn.

Suy tư :

Lòng tham không đáy là có thật từ khi nguyên tổ của chúng ta phạm tội, lòng tham này đều có trong bất cứ người nào: người tu hành hay người không tu hành, người lương thiện hay người ác độc, người thánh thiện hay người đạo đức, bất kể là ai...

Lòng tham này khởi đầu là vì “nhu cầu tối thiểu” cần có cho cuộc sống: học hành, làm việc và sức khoẻ. Nếu không có nhu cầu thì không cần đến những phương tiện, nhưng vì nhu cầu nên lòng tham và sự thoả mãn vẫn trường kỳ đeo đuổi chúng ta trong suốt cuộc đời. Hôm nay nhu cầu cái áo để thay đổi, ngày mai nhu cầu chiếc xe để đi, ngày một nhu cầu cái vi tính để học, cứ như thế chúng ta nhu cầu suốt cả cuộc đời vẫn chưa đủ, chưa thoả mãn lòng ham muốn của chúng ta.

Nhà tu hành nhu cầu quyển sách kinh để đọc, có quyển sách kinh thì nhu cầu tra cứu...

Người công nhân nhu cầu chiếc xe để đi làm, khi có xe rồi thì nhu cầu đi đây đi đó càng nhiều, và tiếp tục nhu cầu...

Mỗi người đều có nhu cầu để thoả mãn mình, nhưng nhu cầu càng nhiều thì càng không thoả mãn...

Chúa Giê-su đã dạy chúng ta một phương pháp làm thoả mãn nhu cầu của mình: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày...” Thoả mãn với những gì mình đang có với tinh thần thanh bần của Phúc Âm, thì chúng ta sẽ thấy lời dạy của Chúa Giê-su thật là chí lý, bởi vì dục vọng (ham muốn) như cái mắc xích nối liền tâm hồn chúng ta với những nhu cầu theo đòi hỏi của nó...
 
Sưu tầm : Sr. Maria Bùi Thị Sen, mtg.dl.
Viện Thần Học- Phụ Nhân, Taiwan.
Dịch và viết suy tư : Bác Tài, csjb.