61.
VỘI VÀNG ĐỔI
CÁCH GỌI
Triều nhà Tống cuối năm Sùng Ninh,
thư sinh Thái Nghi lên thành tham gia thi hạch ngành khoa học, bởi vì nịnh nọt bợ
đỡ người quyền quý nên đậu đệ nhất tiến sĩ, bèn vào kinh thành đến nhà người rất
có quyền thế là Thái Kinh đáp lễ, tôn xưng Thái Kinh là “thúc phụ đại nhân”.
Thái Kinh gọi hai con trai là Thái
Du và Thái Vô đi ra tiếp kiến, Thái Nghi vội vàng đổi cách gọi:
-
”Thúc phụ
đại nhân trên cao, hài nhi một lần nữa bái kiến hai vị thúc phụ đại nhân”.
(Cổ
kim tiếu sử)
Suy tư 61 :
Hối lộ nịnh
nọt để được đậu tiến sĩ thì chẳng vinh dự gì, chỉ là gỗ mục sơn phết cho đẹp mà
thôi.
Người nịnh
bợ thì luôn “nhìn người sang bắt quàng làm họ” cho nên thường hay xưng hô quá
trán, loại người này chỉ khiến cho xã hội thêm loạn và cộng đoàn thêm mệt trí.
Người lớn
tuổi nể nang chức vụ của người trẻ tuổi, thì người trẻ tuổi phải kính trọng người
lớn tuổi hơn mình, có như thế cách xưng hô và tình cảm mới không bị coi là lạm
dụng.
Thời nay
có những người trẻ tuổi ỷ lại vào chức vụ của mình mà tớ tớ cậu cậu với người lớn
tuổi hơn mình; thời nay cũng có một vài linh mục quên mất bài học nhân bản
trong chủng viện khi đã “đỗ” linh mục, các ngài xưng hô rất “thoải mái, tự tung
tự tác” với giáo dân lớn tuổi của minh: “Cái
thằng X…, cái con mẹ H… không biết điều với tớ…”-
Các linh mục
không phải đem tiền đút lót để được đỗ linh mục, cho nên không thể như những
người nịnh hót để được làm quan, nhưng các ngài là những người phàm được Thiên
Chúa chọn làm linh mục ở giữa người phàm và cho người phàm, cho nên cách sống đạo
đức và khiêm tốn của các ngài cũng thể hiện qua lối xưng hô với mọi người trong
cuộc sống hằng ngày…
Linh mục cũng
là người phàm, cũng có cha có mẹ, có anh có chị có em, và có bà con họ hàng bạn
bè thân thuộc, nên đừng nghĩ rằng mình là người “cõi trên” để rồi xưng hô với mọi
người như mình là vua không bằng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)